Văn hóa lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam với 54 dân tộc anh em chung sống. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo riêng với những lễ hội và phong tục riêng. Nếu người Tày có lễ hội Lồng tồng. Người Mường có lễ hội Khuống mùa. Người Thái có lễ hội Hoa ban. Thì người Tây Nguyên có lễ hội Cồng chiêng. Tất cả đã tạo nên một nước Việt Nam đa dạng văn hóa và đậm đà bản sắc dân tộc trong mắt bạn bè quốc tế .
Đôi nét về Cồng chiêng Tây Nguyên
Nhắc đến Tây Nguyên, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất đầy nắng và gió, với những vườn cà phê xanh bạt ngàn. Thế nhưng khi nói về Tây Nguyên, thật là một thiếu sót khi không nói về một lễ hội nổi tiếng chỉ có duy nhất tại nơi đây, đó chính là lễ hội cồng chiêng. Đến với lễ hội cồng chiêng, bạn sẽ được sống lại trong không khí huyền bí, hoang sơ của tiếng cồng và tiếng chiêng , hòa chung vào không khí tưng bừng với những trò chơi dân gian, lắng đọng bên ché rượu cần và cảm giác được sự thiêng liêng của âm thanh . Tất cả hòa quyện lại với nhau và tạo nên lễ hội cồng chiêng đặc trưng và riêng biệt chỉ có ở nơi đây.
Cồng chiêng Tây Nguyên có tiếng anh là gong. Về nguồn gốc cồng chiêng có thể là “hậu duệ” của đàn đá trước khi có sự xuất hiện của đồng thì người xưa đã chế tác ra các nhạc cụ bằng đá, tre như đàn đá, cồng đá, chiên đá, tre… Đến thời kì đồ đồng thì các nhạc cụ cồng chiêng đồng cũng theo đó mà ra đời. Cồng chiêng Tây Nguyên biểu hiện cho sự quyền lực và giàu có. Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên thì đằng sau mỗi chiếc Cồng chiêng điều ẩn chứa một vị thần chiếc Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực vị thần đó càng cao.
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội Cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hằng năm và luân phiên giữa các tỉnh có văn hóa Cồng chiêng (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Tại đây, những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại. Cồng Chiêng Tây Nguyên là nơi tiết tấu và giai điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.
Giá trị văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
Ở phần lớn các tộc người như: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Thì cồng chiên là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Song có những dân tộc thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau. Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.
Cồng chiêng Tây Nguyên trải qua bao năm tháng đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, quyến rũ của mảnh đất này. Cồng chiêng còn chính là cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
Nguồn: gonatour.vn