Bắc Từ Liêm phát triển sản phẩm OCOP

Bắc Từ Liêm phát triển sản phẩm OCOP
Bắc Từ Liêm phát triển sản phẩm OCOP

Quận Bắc Từ Liêm tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP hỗ trợ các đơn vị phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hỗ trợ các đơn vị

Năm 2020, quận Bắc Từ Liêm đi đầu trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Thành phố Hà Nội. Quận Bắc Từ Liêm luôn coi trọng phát triển Chương trình OCOP với mong muốn phát triển bền vững các làng nghề và sản phẩm nông sản trên địa bàn đủ sức cạnh tranh với các nông sản khác trên thị trường. Đây cũng là cơ hội để phát triển các sản phẩm chủ lực của quận; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá; đồng thời tổ chức lại hoạt động sản xuất quy mô lớn hơn.

quận Bắc Từ Liêm đi đầu trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Quận Bắc Từ Liêm đi đầu trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Bà Nguyễn Thị Chinh, Phó trưởng Phòng Kinh tế quận Bắc Từ Liêm cho biết, trên cơ sở rà soát, đánh giá; Quận đã lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện để dự đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

Cũng theo bà Chinh, quận không chay đua theo thành tích để hoàn thành mục tiêu; mà trên cơ sở xác định tiềm năng; thế mạnh của các sản phẩm để mang lại hiệu quả thiết thực cho địa phương. Để hỗ trợ các chủ thể OCOP; quận đã phối hợp Công ty Sông Đà Kinh Bắc – đơn vị tư vấn Chương trình OCOP để tổ chức các buổi tuyên truyền; tập huấn, hướng dẫn về trình tự, thủ tục; quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Cùng với đó, hướng dẫn các chủ thể cải tiến mẫu mã sản phẩm; hoàn thiện quy trình sản xuất để đáp ứng tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP.

Kết nối kênh tiêu thụ

Bà Ngô Thị Tính – Tổng Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo Bảo Minh; quận Bắc Từ Liêm chia sẻ, Công ty có 20 sản phẩm tham gia phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020. Qua đánh giá của Hội đồng thẩm định TP; có 16 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao hướng tới thị trường xuất khẩu.

Sau khi được phân hạng đánh giá, xếp hạng; sản phẩm OCOP đã mở ra hướng phát triển mới cho các chủ thể sản xuất. Tuy nhiên, khâu quan trọng là tìm đầu ra cho sản phẩm; đưa vào tiêu thụ tại hệ thống phân phối; bán lẻ lại đang là điểm yếu do phần lớn chủ thể là các hộ sản xuất; DN, hợp tác xã quy mô nhỏ. Không để sản phẩm OCOP tự bơi trên thị trường; quận Bắc Từ Liêm đang phối hợp với các chuỗi siêu thị; cửa hàng tiện ích trên địa bàn hỗ trợ các chủ thể trong việc trưng bày; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Anh Phương – Giám đốc miền Bắc chuỗi Siêu thị MM Mega Market Việt Nam; thị trường là mệnh lệnh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chất lượng và uy tín của các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn OCOP. Phân hạng cấp sao sẽ là giấy thông hành cho các chủ thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. “Chúng tôi rất mong muốn tìm kiếm các sản phẩm chất lượng. Để tiêu thụ nhưng việc tiếp cận với các chủ thể sản xuất còn nhiều hạn chế. Sau khi được quận Bắc Từ Liêm kết nối với chủ thể sản xuất; siêu thị sẽ xem xét ưu tiên các sản phẩm này để hợp tác; đưa vào tiêu thụ trong hệ thống” – ông Phương cho hay.

Khôi phục làng nghề

Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai cho biết; qua việc triển khai Chương trình OCOP; quận cũng đang đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương. Trong thời gian tới, để thúc đẩy triển khai chương trình, quận sẽ chú trọng khảo sát, lập kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP đến năm 2025. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên thị trường.

Năm 2020, quận Bắc Từ Liêm có 20 sản phẩm đủ điều kiện trình TP cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó 4 sản phẩm được Hội đồng thẩm định đánh giá xếp hạng 5 sao, 16 sản phẩm xếp hạng 4 sao./.

Nguồn: Kinhtedothi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *