Lễ cúng ông Công, ông Táo về trời

Lễ cúng ông Công, ông Táo về trời
Phong tục cúng ông Công ông Táo về trời

Hàng năm, cứ kề cận vào những ngày cuối năm, chúng ta lại bận rộn sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa để đón chào năm mới. Tuy bận rộn là thế, nhưng chắc chắn sẽ không ai quên lễ cúng ông Công, ông Táo về trời. Bởi đây như một nét văn hóa đặc sắc của người Việt được lưu truyền qua bao thế hệ. Có thể thấy, việc cúng ông Công, ông táo về trời là một nghi lễ hết sức quan trọng. Để nghi lễ được diễn ra suôn sẻ cũng như để thể hiện thành ý của gia chủ, các lễ vật cúng sẽ gồm những gì và sắp xếp ra sao, hãy cùng bhn.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Lễ cúng ông Công, ông Táo là ngày nào?

Lễ đưa ông Táo về trời diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Theo dân gian, ông Công, ông Táo là hai vị thần quản lý việc bếp núc trong gia đình. Các ông chính là người sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc mà gia đình đã làm. Từ đó sẽ phân ra thưởng phạt cho từng nhà, sau khi bẩm báo với Ngọc Hoàng xong thì sẽ có lễ rước ông Táo về nhà vào ngày 30 tháng chạp âm lịch.

Cúng ông Công ông, ông Táo cần chuẩn bị lễ vật gì?

Lễ vật cúng truyền thống gồm có:

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

– Tiền vàng.

– 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.

Những bộ lễ vật này thường bày bán tại các chợ rất nhiều. Bạn chỉ cần đến và bảo bán cho bạn bộ cúng ông Táo là đã có tất cả. Ngoài ra thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước. Ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Lễ vật cúng ông Táo về trời
Lễ vật cúng ông Táo về trời

Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng. Tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… Để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo

Không những định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức từ những việc làm đúng theo đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Ngoài ra theo học phái Lão Tử, ông Công là một vị thần trông coi việc thiện, ác của từng gia đình để cuối năm lên tâu Ngọc Hoàng.

Người dân thành kính phụng thờ, tin tưởng thần lực của các vị Táo quân. Họ thường nghĩ đến Táo quân khi trong nhà có việc không suôn sẻ.

Mâm cơm cúng ong Táo ngày tết đầy đủ và đặc trưng của người Việt
Mâm cơm cúng ong Táo ngày tết đầy đủ và đặc trưng của người Việt

Nguồn: camnang.paltal.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *