Nhiều nước tung ngân sách kỷ lục cứu trợ Covid-19
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, hôm 21-12 đã thông qua dự thảo ngân sách cứu trợ covid-19 cho tài chính năm sau (tính từ tháng 4-2021); với con số lên tới là 106.600 tỉ YEN (khoảng 1,03 tỉ USD) – cao nhất trong những năm gần đây.
Theo đó, nguyên nhân là do chi tiêu cho quốc phòng và phúc lợi xã hội đều tăng mạnh kéo theo ngân sách cho tài chính bị đội lên cao nhiều lần. Hiện tại với tình trạng đại dịch Covid-19 đang diễn ra tại Nhật Bản; thủ tướng Suga Yoshihide đặt ra mục tiêu ưu tiên hàng đầu là khống chế đại dịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch. Hiện nợ công của Nhật Bản lên đến 5000 tỉ USD – gấp đôi quy mô kinh tế đất nước. Quốc hội sẽ xem xét dự thảo và nếu thông qua ngân sách nói trên sẽ vào đầu năm sau.
Bên cạnh Nhật Bản, trong bối cảnh đại dịch Covid-19; nhằm ngăn cản tình trạng lao dốc sâu cản trở giao dịch thương mại và nạn thất nghiệp; ngân hàng nhà nước các nước lớn như Mỹ, Anh, Nga khắp thế giới đều phải tung ra các gói kích thích kinh tế.
Mỹ tung gói cứu trợ trị giá 900 tỉ USD
Dự kiến trong ngày 21-12 (giờ địa phương), Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ lần lượt bỏ phiếu về gói ngân sách cứu trợ covid-19 mới trị giá 900 tỉ USD. Theo Reuters, nếu được thông qua; đây sẽ là gói kích thích kinh tế lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ; theo sau Đạo luật cứu trợ trị giá 2.300 tỉ USD hồi tháng 3. Cụ thể, gói mới sẽ hỗ trợ trực tiếp 600 USD/người và hỗ trợ thất nghiệp 300 USD/tuần/người; bên cạnh đó là bơm hàng tỉ USD cho các doanh nghiệp nhỏ; cung ứng thực phẩm; phân phối vắc-xin… Quốc hội Mỹ dự kiến gộp gói cứu trợ đại dịch vào dự luật chi tiêu trị giá 1.400 tỉ USD để chính phủ hoạt động đến tháng 9-2021.
Tình trạng dịch bênh ngày càng phức tạp ở Châu Âu
Cùng ngày 21-12, Liên minh châu Âu (EU) họp khẩn để bàn cách đối phó biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh ở Anh. Báo The New York Times (Mỹ) cho biết, biến thể mới với nguy cơ lây nhiễm cao hơn 70%; đã khiến hàng loạt quốc gia châu Âu và ngoài khu vực đóng cửa với người đến từ Anh; thông qua đường hàng không, đường sắt, đường biển…, bắt đầu từ ngày 20-12. Danh sách các nước này tại châu Âu gồm Hà Lan, Ý, Áo, Ireland, Pháp, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Bỉ… Trong khi đó, Đức và Thụy Sĩ cấm thêm người đến từ Nam Phi; nơi cũng xuất hiện biến thể tương tự ở Anh.
Giao thông trong lòng nước Anh cũng bị hạn chế. Các cảng biển bị ảnh hưởng đúng vào quãng thời gian vận chuyển tấp nập nhất trong năm; nhất là khi các công ty Anh đang khẩn trương dự trữ hàng hóa; trước khi các quy định hải quan mới với EU có hiệu lực vào ngày 31-12 theo sau sự kiện Brexit (Anh rời EU). Cảng Dover của Anh; một trong những cảng đông đúc nhất thế giới; đã dừng dịch vụ phà.
Ngoài châu Âu, Canada, Israel, Iran… đều tạm thời cấm chuyến bay đến từ Anh. Tại Mỹ, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo kêu gọi chính phủ liên bang hành động song Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không có thay đổi gì trong khuyến cáo đi lại đối với Anh. Trong khi đó, các nước châu Á; bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản; tuyên bố theo dõi chặt chẽ biến thể mới nói trên nhưng chưa cấm cửa các chuyến bay từ Anh.
Kết luận
Theo The New York Times, một virus có nhiều biến thể là chuyện bình thường. Chưa có nhiều thông tin về biến thể mới tại Anh song Reuters dẫn lời giới chuyên gia cho rằng các vắc-xin Covid-19 hiện có vẫn chống được nó.
Nguồn: baomoi.com