Ông chủ gốc Việt của 60 nhà hàng tại Mỹ qua đời
Mục lục
Sự ra đi của ông chủ gốc Việt vì dịch bệnh Covid-19
Ông Lê Văn Lộc là một người gốc Việt. Ông đã định cư tại Mỹ một thời gian dài. Ông là chủ của chuỗi hơn 60 nhà hàng Jimmy’s Egg. Trong đợt dịch Covid vừa qua đã khiến nền kinh tế Mỹ khó khăn. Nhà hàng của ông cũng chật vật trong suốt thời gian này. Và đại dịch này cũng để lại biến chứng cho ông và ông đã qua đời ở tuổi 75.
Ông Lộc và vợ mình đã bị mắc bệnh Covie-19. Cả hai vợ chồng ông đều nằm trong bệnh viện tại Mỹ để điều trị. Tuy nhiên sức khỏe của ông không thể thắng Covid-19. Ông đã qua đời ngày 10/12. Ông được an táng 17/12 tại nghĩa trang Rose Hill ở thành phố Oklahoma. Trong khi đó, vợ ông vẫn đang điều trị Covid-19 trong bệnh viện. Và bà cũng đang phải dùng máy thở.
Sự ra đi của ông chủ gốc Việt này đã gây bàng hoàng. Tất cả những doanh nhân trong toàn ngành dịch vụ nha hàng đều tiếc thương trước sự ra đi của ông. Và tất cả khách hàng của hơn 60 chuỗi nhà hàng của ông cũng vô cùng tiếc thương dành cho ông
“Ông Lộc luôn nói điều tích cực khi dùng bữa tại một nhà hàng. Ông ấy tự hào được làm trong ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp nhà hàng ở Oklahoma đã mất đi một cá nhân tuyệt vời”. Đồng nghiệp lâu năm và cũng là đối thủ cạnh tranh Peter Holloway. Thuộc Tập đoàn Nhà hàng Holloway, nói. “Ông ấy sẽ thực sự được ghi nhớ. Ông ấy đã xây dựng một đế chế vĩ đại”.
Những thành công của ông
“Tôi không thể nghĩ ra nhà tiên phong nào giỏi hơn cho các nhà hàng ở Oklahoma. Và đại sứ cho văn hóa Việt Nam tại Oklahoma. Ông ấy sẽ được tưởng nhớ rất lâu”, đầu bếp Kurt Fleischfresser của nhà hàng Vast, nói.
Ông Lộc sinh ra trong một gia đình giàu có với 8 người con ở Đà Nẵng năm 1945. Ông từng làm việc cho cha mình từ khi còn học cao đẳng. Sau đó trở thành một nhà môi giới bất động sản và nhà thầu. Trong những năm chiến tranh, ông sở hữu một công ty vận tải và là đối tác của một xưởng thịt lợn đóng hộp.
Tuy nhiên, sau chiến tranh, khi sang Mỹ tị nạn cùng vợ và 4 con ở thành phố Oklahoma năm 1978. Cuộc sống của ông mới thực sự bắt đầu khi rơi vào cảnh không nhà cửa. Không xu dính túi và không thông thạo tiếng Anh. Sau một thời gian kiếm sống bằng công việc vặt. Ông Lộc cuối cùng trở thành giám sát viên của công ty Đường sắt Santa Fe nhờ kinh nghiệm làm trong ngành vận tải. Còn bà Kim mở một tiệm bán tóc giả trên phố.
Sự nghiệp của vợ chồng ông
Năm 1980, bà Kim mở thêm hai cửa hàng nhờ việc làm ăn thuận lợi. Và bắt đầu để mắt tới một khoản đầu tư mới, đó là nhà hàng ăn sáng cafe Jimmy’s Egg. Hai vợ chồng bà đã bán hết 3 cửa hàng tóc giả và một số trang sức cá nhân để gom đủ 40.000 USD mua lại Jimmy’s Egg.
Chỉ 3 năm sau, họ phát triển nhà hàng lên 3 địa điểm và thêm hai điểm mới vào năm 1990. Hiện nay, với sự giúp sức từ con rể. Jimmy’s Egg đã có hơn 60 nhà hàng tại 8 bang của Mỹ, từ New York tới Texas.
Ông Lộc đã 3 lần về thăm Việt Nam. Trong đó lần gần nhất là để thành lập quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người khó khăn ở Việt Nam.
Sự tiếc thương của người ở lại dành cho ông
Câu chuyện thành công của ông Lộc trong ngành công nghiệp nhà hàng là một ví dụ điển hình. Điển hình về sự kiên trì, chăm chỉ và cống hiến một cách xuất sắc”, Jim Hopper. Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhà hàng Oklahoma, nói sau khi nghe tin ông chủ gốc Việt qua đời. “Niềm đam mê với những món ăn ngon và dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng đã giúp ông ấy phát triển Jimmy’s Egg. Từ ban đầu khiêm tốn với một cửa hàng lên hơn 60 cửa hàng trên toàn quốc ngày nay. Lộc Lê đã ghi dấu ấn trong ngành nhà hàng không thể phai mờ suốt nhiều năm tới”.
Năm 1990, khi được hỏi về thành công của mình sau những thử thách đã vượt qua. Ông Lộc đáp: “Tôi hài lòng vì mình đã làm tốt những gì mình lựa chọn. Tôi không phải lúc nào cũng thành công nhưng tôi không phải là người hay than thở về điều đó. Tôi tạo ra hạnh phúc trong bất kỳ điều kiện nào mà Chúa ban cho tôi”.
Nguồn: vnexpress.net