Nghệ thuật hát chèo trong tâm thức người Việt

Nghệ thuật hát chèo trong tâm thức người Việt
Nghệ thuật dân gian hát chèo

“Năm xưa tên gọi là Đàn Tây/ Mà nay đây lúa tốt ngô xanh tràn đầy “. Những câu chèo cất lên đâu đây như đưa chúng ta vào một thế giới mới. Thế giới của những âm vang cổ xưa trầm tĩnh mà da diết. Trong số các loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của Việt Nam, điệu hát chèo vẫn luôn tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc đến con người. Những vở chèo hay không chỉ có ý hay, thấm đẫm tình thôn quê mà còn mang tính thời đại, tính nhân văn sâu sắc. Tất cả những điều ấy đã đưa nghệ thuật hát chèo đến với mọi người một cách bình dị và sâu lắng nhất.

Nghệ thuật hát chèo là gì?

Những loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam không chỉ đa dạng, phong phú mà còn mang tính bản sắc của dân tộc. Chèo là một trong số ấy. Đây là một loại hình sân khấu cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở các vùng phía bắc. Trong đó, đồng bằng sông Hồng, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ là nơi chèo phát triển mạnh mẽ nhất. Hát chèo mang tính quần chúng và hội hè nhiều hơn so với tinh thần dân tộc. Trải qua thời gian hơn 10 thế kỷ biết bao thăng trầm, biến cố, nghệ thuật sân khấu hát chèo vẫn phát triển. Để lại những vở chèo hay đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khán giả. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.

Chèo phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất. Cũng chính vì những nội dung đó mà chèo có đầy đủ các thể loại văn học. Như là: anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,…

Chèo - cái hồn của nghệ thuật dân tộc
Chèo – cái hồn của nghệ thuật dân tộc

Các loại chèo

Chèo truyền thống

Chèo truyền thống: là chèo cổ được kế thừa và phát triển trên nguyên tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của chèo cổ. Các vở diễn chèo truyền thống trước hết là các vở diễn theo các tích chèo cổ. Qua quá trình truyền nghề của các nghệ nhân, được chỉnh lý, nâng cao qua diễn xuất của các nghệ sĩ đương đại. Chèo cũng có thể coi là một loại nhạc Acoustic được. Vì cơ bản nó sử dụng toàn những nhạc cụ không dùng điện.

Chèo hiện đại

Chèo hiện đại: “là các vở chèo do các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ thời kỳ hiện đại đồng sáng tạo, đã ra đời và tồn tại trong thời kỳ hiện đại phục vụ cho người xem đương thời. Như vậy, các vở chèo hiện đại bao gồm tất cả các tác phẩm có đề tài khai thác. Từ cổ tích, dân gian, dã sử, lịch sử và đề tài hiện đại”.

Nguồn gốc hình thành nghệ thuật hát chèo

Chèo được hình thành từ dưới nhà Đinh từ thế kỷ 10. Bà Phạm Thị Trân – một vũ ca tài năng trong kinh thành Huế là người sáng tạo ra. Sau đó, chèo phát triển rộng rãi đến các vùng châu thổ Bắc Bộ. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo thành các vở diễn trọn vẹn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng. Vào thế kỉ 14, một một con hát quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam. Binh sĩ này là Lý Nguyên Cát. Đây vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam.

Chèo trong tâm thức Việt
Chèo trong tâm thức Việt

Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam. Người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn nghệ thuật hát chèo.

Nguồn: amthanhthudo.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *