Vài nét về lễ hội chùa Hương – văn hóa dân tộc
” Ai đi trẩy hội chùa Hương/ Làm ơn gặp khách thập phương hỏi dùm … ” Có lẽ, chẳng mấy ai khi nhắc đến Việt Nam không thể không nhắc đến Phật giáo và những công trình nổi tiếng của đạo Phật. Trong số đó, chùa Hương có lẽ là nơi được nhắc đến nhiều nhất. Bởi đây là một trong những ngôi chùa bậc nhất Việt Nam với nền Phật giáo được truyền thừa lâu đời. Không chỉ vậy, chùa Hương còn được biết tới như là một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ. Lễ hội chùa Hương là một lễ hội đặc sắc, phản ánh nét đẹp văn hóa dân tộc. Những nét văn hóa, giá trị về tinh thần của con người đã được tái hiện một cách chân thực nhất trong lễ hội này.
Đôi nét về chùa Hương
Chùa Hương là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam với hàng chục ngôi chùa, các ngôi đình, đền thờ Phật và các vị thần trong tín ngưỡng của người dân. Cho đến ngày nay, quần thể này vẫn giữ được nét nguyên vẹn dù đã trải qua hơn ba thế kỷ trong dòng lịch sử.
Chùa Hương nằm ở Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… Lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người. Họ về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc. Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.
2. Lễ hội chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội. Cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18/2 âm lịch. Với rất nhiều hoạt động vui chơi vô cùng hấp dẫn. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương. Bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá. Danh xưng là Phật Bà chùa Hương. Nghĩa là: Dấu vết thơm tho.
Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương. Ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Khi đi dọc bến đò hoặc đặt chân lên mảnh đất tâm linh bạn sẽ gặp những làn điệu dân ca hát chèo hoặc hát sẩm trên từng mái nhà tranh. Những làn dân ca cứ in sâu vào lòng du khách thập phương nếu đã một lần đến đây.
Nguồn: yeudulich.com