Đón Giáng sinh đau buồn giữa đại dịch Tây Ban Nha
Mục lục
Đã từng có những mùa Giáng sinh buồn trong lịch sử
Vào tháng 12 năm 1918, nước Anh đón Giáng sinh đầu tiên không có tiếng súng sau 4 năm Thế chiến I. Tuy nhiên họ lại đối mặt một đại dịch tồi tệ.
Tương tự hồi đầu thế kỷ 20, nước Anh cũng trải qua đại dịch liên quan đến virus cúm H1N1. Đại dịch đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 11. Và tiếp tục hoành hành trong những ngày đầu tiên của tháng 12. Đại dịch này đã khiến hàng trăm triệu người nhiễm và hàng chục triệu người chết trên toàn thế giới.
Vao thời điểm ấy, 1/4 dân số Anh đã nhiễm virus. Số người tử vong lên đến 225.000 ca. Hầu hết đại dịch đạt đỉnh điểm trong thời gian trước Giáng sinh.
Khi đó, nước Anh đã ban hành bản chính thức ghi nhớ đầu tiên vào tháng 10/1918. Bản ghi nhớ này khuyến nghị một loạt biện pháp nhằm hạn chế lây lan của đại dịch.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó vẫn chưa có biện pháp nào là bắt buộc. Chính quyền địa phương lại triển khai theo những cách khác nhau. Việc đeo khẩu trang vẫn chưa nằm trong số các khuyến nghị được chính phủ đưa ra.
Biện pháp không thống nhất
Tình trạng các biện pháp không được áp dụng một cách có hệ thống xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Giới chuyên gia y tế khi đó chưa làm rõ được những thông tin về đại dịch. Bao gồm đối tượng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bản chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hay phương thức hoạt động của virus khác với những gì đã biết về bệnh cúm như thế nào.
Thái độ của người dân cũng là một yếu tố quan trọng. Phần lớn công chúng coi cúm Tây Ban Nha là một căn bệnh nặng hơn bình thường một chút. Nhưng hầu như không có tác động to lớn nào. Những người từng chịu đựng 4 năm chiến tranh khó có thể chấp nhận tuân thủ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Việc làn sóng cúm Tây Ban Nha thứ hai đạt đỉnh ngay sau khi Thế chiến I kết thúc. Dường như không phải trùng hợp. Hàng nghìn người đã bất chấp khuyến cáo y tế và tập trung thành những đám đông lớn để ăn mừng. Những binh sĩ trở về từ chiến trường sau đó khiến virus trỗi dậy không chỉ ở Anh. Mà còn lây lan khắp thế giới, từ Ấn Độ đến Australia, Canada, Mỹ và nhiều nước khác.
Điều trị dịch bệnh
Suốt tháng 11 và đầu tháng 12/1918. Hệ thống bệnh viện tại Anh bị quá tải bởi dòng người bệnh và tử vong. Hầu hết cơ sở y tế thiếu nhân lực. Vì một nửa số y bác sĩ Anh được điều động để phục vụ chiến tranh. Khó khăn càng chồng chất khi không có phương pháp điều trị hiệu quả. Dù được khuyến khích tìm kiếm hỗ trợ y tế. Hầu hết người nhiễm cố gắng chịu đựng tại nhà và nhiều ca đã tử vong. Một số nơi thậm chí ngừng chôn cất thi thể vì thiếu quan tài.
Đầu tháng 12/1918, ngày càng nhiều trường học bị đóng cửa, nhằm đề phòng đại dịch hoặc các giáo viên và học sinh đã nhiễm virus.
Đến ngày Giáng sinh, làn sóng virus thứ hai phần lớn đã lắng xuống. Tuy nhiên, “nốt trầm” giữa đại dịch lại tạo ra khoảng thời gian để mọi người nhìn lại những gì đã qua. Với đủ cảm xúc từ đau buồn do mất mát, phẫn nộ đến hy vọng.
Số người tử vong tăng lên
Phần cáo phó trên báo chí quốc gia và địa phương. Vốn bị phủ kín bằng tên những người chết trong chiến tranh. Dần chứa đầy thông tin những cái chết vì đại dịch. Nhiều thanh niên sống sót trở về từ mặt trận phía Tây lại gục ngã vì bệnh cúm.
Con số này thấp hơn nhiều so với thực tế. Vài tuần sau, The Times điều chỉnh lại là 12 triệu người đã chết vì cúm Tây Ban Nha trên toàn cầu. Nhưng vẫn quá xa so với số liệu chính xác.
Những lời chỉ trích gay gắt nhất nhắm vào việc khuyến nghị y tế. Giới phê bình thắc mắc tại sao chính phủ không yêu cầu đeo khẩu trang nơi công cộng. Biện pháp mà thành phố San Francisco của Mỹ đã áp dụng và thành công. Tuy nhiên, giữa cơn thịnh nộ, một số người vẫn lạc quan rằng điều tồi tệ nhất đã qua và đặt hy vọng vào loại vaccine mới được phát triển.
Làn sóng dịch cúm Tây Ban Nha tiếp tục trỗi dậy
Làn sóng dịch cúm Tây Ban Nha tiếp theo trỗi dậy một lần nữa ngay sau năm mới. Mặc dù mức độ nghiêm trọng và quy mô nhỏ hơn trước đó. Làn sóng thứ ba này dường như là lời nhắc nhở rõ ràng rằng cúm Tây Ban Nha vẫn luôn chực chờ tấn công.
Cuối cùng, người dân Anh cũng như toàn thế giới đã phải học cách “sống chung” với đại dịch. Tương tự Covid-19, điều này có nghĩa là họ phải đương đầu với mất mát đau thương. Thừa nhận những sai lầm theo hệ thống và phát triển các biện pháp kiểm soát dịch mới.
Nguồn: vnexpress.net