13 sự thật thú vị khiến bạn muốn tìm hiểu về Hóa học ngay lập tức

13 sự thật thú vị khiến bạn muốn tìm hiểu về Hóa học ngay lập tức
Hóa học đâu chỉ có phương trình hay công thức, loạt sự thật dưới đây sẽ khiến bạn yêu môn học này hơn đấy.

Nhắc đến hóa học, chúng ta thường nghĩ đến một môn học với nhiều phương trình rắc rối và công thức khô khan. Thật ra bên cạnh điều đó, hóa học còn chứa đựng rất nhiều sự thật thú vị sẽ khiến ban tò mò đấy.

Môn Hóa tẻ nhạt chỉ dành cho dân mọt sách? Bạn đang nhầm to rồi. Trên thực tế, vai trò của hóa học rất quan trọng đối với các ngành khoa học. Và ngành học này thường được gọi là ‘khoa học trung tâm’ vì sự thiết-yếu-một-cách-cơ-bản của nó. Hóa học là chất kết nối tất cả các ngành khoa học khác với nhau; và nó luôn hiện diện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Hãy đọc qua 13 sự thật hóa học dưới đây, bạn sẽ có cái nhìn khác về môn này đấy!

1. Khi bỏ muối vào một cốc nước trong, mực nước trong cốc sẽ giảm đi

Trên thực tế, chúng ta có một cách để làm vơi 2% tổng khối lượng nước trong một cốc mà không cần đổ chúng đi; đó là thêm một nắm muối. Hiện tượng này được lý giải là do trong vùng lân cận của các ion hòa tan, các phân tử dung môi trở nên trật tự hơn. Điều đó dẫn đến sự giảm khối lượng tinh thể của nước.

nước
Nếu bỏ muối vào cốc nước, nước sẽ ít hơn ban đầu vì muối sẽ hấp thụ nước.

2. Tiến sĩ Glenn Seaborg là người duy nhất có thể viết địa chỉ của mình bằng các nguyên tố hóa học

Tiến sĩ Glenn Seaborg
Tiến sĩ Glenn Seaborg

Ông sẽ viết Sg, Lr, Bk, Cf, Am . Có nghĩa là Seaborgium (Sg), được đặt theo tên của Seaborg; Lawrencium (Lr), được đặt theo tên của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley; Berkelium (Bk), được đặt theo tên của thành phố Berkeley, quê hương của UC Berkeley; Californiaium (Cf), được đặt theo tên của tiểu bang California; Americium (Am), được đặt theo tên của nước Mỹ.

3. Cơ thể con người chứa đủ carbon để sản xuất than chì cho khoảng 9.000 cây bút chì

hóa
Cơ thể người chứa một lượng lớn cacbon.

4. Phấn mà bạn đang dùng được làm từ hàng nghìn tỷ hóa thạch siêu nhỏ của sinh vật phù du

Những sinh vật phù du siêu nhỏ sau khi chết sẽ rơi xuống đáy biển và sau đó được ngưng tụ trong diagenesis thành đá phấn. Từ đá phấn người ta sẽ tạo thành những viên phấn mà bạn đang sử dụng.

hóa
Phấn được làm từ các sinh vật phù du ở biển

5. Sao Hỏa có màu đỏ vì bề mặt của nó chứa rất nhiều oxit sắt

Trong khi Trái đất được gọi là ‘đá cẩm thạch màu xanh’ vì nó chủ yếu được bao phủ trong các đại dương và có bầu khí quyển dày, mang lại vẻ ngoài màu xanh, thì sao Hỏa được bao phủ bởi rất nhiều oxit sắt – đây là những hợp chất tương tự tạo ra máu và rỉ sét màu sắc riêng biệt của chúng. Do đó không phải ngẫu nhiên mà sao Hỏa, xuất hiện dưới dạng một ‘ngôi sao’ màu đỏ tươi, được đặt theo tên của vị thần chiến tranh Hy Lạp.

hóa
Bạn có biết tại sao sao Hỏa lại có màu đỏ không?

6. Không khí trở thành chất lỏng ở -190°C

không khí
Không khí hóa lỏng ở -190°C .

Thông thường, vật chất xuất hiện ở một trong bốn trạng thái: rắn, lỏng, khí và plasma. Không khí mà tất cả chúng ta hít thở là khí nhưng giống như các loại vật chất khác, nó có thể thay đổi trạng thái khi chịu nhiệt độ và áp suất nhất định. Không khí là hỗn hợp của nitơ, oxy và các loại khí khác. Khí có thể được hóa lỏng bằng cách nén và làm mát đến nhiệt độ cực thấp – dưới áp suất khí quyển bình thường, không khí phải được làm lạnh đến -200°C và dưới áp suất cao (thường là 200 atm) đến -141°C để chuyển thành chất lỏng. Không khí lỏng được sử dụng thương mại để đóng băng các chất khác và đặc biệt là một bước trung gian trong sản xuất nitơ, oxy, argon và các khí trơ khác.

7. Trước khi mọi thứ xuất hiện thì Hidro đã có mặt

Trong những ngày đầu tiên của vũ trụ, nguyên tố duy nhất tồn tại là hidro. Các nguyên tử hydro sẽ tiếp tục hợp nhất thành helium, tiếp tục hợp nhất thành carbon và từ đó tiếp tục tạo ra nhiều loại nguyên tố phức tạp hơn tạo nên vũ trụ như chúng ta biết ngày nay.

hóa
Khí Hidro đã xuất hiện từ rất sớm.

8. Thủy tinh về mặt kỹ thuật không phải là chất lỏng hay chất rắn

thủy tinh
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình.

Thủy tinh thực sự được tạo thành từ các phân tử chảy. Có điều là các phân tử chảy quá chậm để được coi là chất lỏng, nhưng cũng quá nhanh để được coi là chất rắn về mặt kỹ thuật. Do đó, thủy tinh thực sự được phân loại là một chất rắn vô định hình.

9. Cờ vua và nguyên tử

Hầu hết các nhà vật lý đều đồng ý rằng, trong toàn vũ trụ, có khoảng 10⁸⁰ nguyên tử, đó là một con số khổng lồ.Tuy nhiên, trung bình trong cờ vua có khoảng 10¹²⁰ nước đi khác nhau. Con số này được thực hiện bởi một nhà toán học đang suy nghĩ về cách dạy máy tính chơi cờ. Có vẻ như cờ vua không hề nhàm chán và hóa học cũng vậy đúng không?

hóa
Điểm giống nhau giữa hóa học và cờ vua

10. Khoảng 1% khối lượng của mặt trời là oxy

hóa
Oxy chỉ chiếm một phần nhỏ trong mặt trời.

11. Khi uống quá nhiều nước thì có thể bạn sẽ bị bệnh hoặc thậm chí là chết

Nếu bạn uống quá nhiều nước các cân bằng điện giải trong cơ thể bạn sẽ bị xáo trộn bởi sự tăng hydrat đây là một sự xáo trộn về chức năng não có khả năng gây tử vong.

hóa học
Uống đủ nước là việc cần thiết nhưng uống quá nhiều nước là một việc không tốt chút nào.

12. Gallium có điểm nóng chảy 29,76 độ C và nó có thể tan chảy trong lòng bàn tay của bạn

hóa
Gallium có nhiệt độ nóng chảy rất thấp.

13. Nước nở ra khi đóng băng

Bạn đã từng gặp hiện tượng khi làm nước đá, khay đựng đá thường bị phình ra và có thể bị nứt. Không giống như nhiều chất khác, khi gặp lạnh sẽ co lại, nước là một chất đặc biệt, nó sẽ nở ra trong đóng băng. Một khối băng chiếm khối lượng lớn hơn gần 9% so với lượng nước được sử dụng để tạo ra nó.

hóa
Nước sẽ nở ra khi đóng băng.

Nguồn: out-the-box.fr

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *