Mẹo chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

Mẹo chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

Việc chăm sóc trẻ vào mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, nắng mưa thất thường. Không khí lạnh hanh khô cùng với việc nhiệt độ liên tục lên xuống chênh lệch trong ngày mang lại sự phiền toái, khó chịu.

Chính vì thời tiết thay đổi là những yếu tố làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Việc chăm sóc bé vào mùa này để con mình không bị ốm khi thời thời tiết trở lạnh như viêm phổi hay cảm lạnh,… Là sự quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ và dưới đây là mẹo hay chăm sóc trẻ vào mùa đông để bé không bị ốm các bậc cha mẹ xem qua.

Khi trẻ có sức đề kháng tốt sẽ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, giảm được khả năng tái phát bệnh. Ngược lại, khi sức đề kháng suy giảm, trẻ sẽ mất khả năng tự bảo vệ của cơ thể, dẫn đến việc dễ dàng bị virus tấn công. Hơn nữa, trong những ngày trở lạnh, cơ thể bé sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét nên sức chống đỡ bệnh tật giảm đi nhiều. Cha mẹ và người thân cần phải biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh trong những ngày đông giá buốt này.

Vào mùa lạnh trẻ dễ bị cảm cúm hơn
Vào mùa lạnh trẻ dễ bị cảm cúm hơn

Trẻ sơ sinh có nguy cơ dễ bị virus tấn công

Mỗi ngày có hàng trăm trẻ, đặc biệt từ dưới 12 tháng tuổi đến phòng khám nhi hoặc khoa nhi các bệnh viện khám với các triệu chứng như sốt, ho, khò khè, khó thở, sổ mũi… Và được các bác sĩ chẩn đoán các bệnh như viêm mũi họng cấp, viêm mũi xuất tiết, viêm phế quản…

Ngày nay, thật dễ dàng để tìm thông tin trên internet về các bệnh đó. Nhưng để hiểu sâu thêm về bệnh, về hướng điều trị, chăm sóc và theo dõi sao cho hợp lý thì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Bài viết dưới đây xin tóm tắt và chia sẻ tới mọi người những kiến thức để chăm sóc các bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng.

Khi bị bệnh, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn
Khi bị bệnh, bé sẽ quấy khóc nhiều hơn.

Triệu chứng bệnh viêm mũi họng

“Con em bị sốt ho, khò khè khó thở…”

Đây là những triệu chứng của hầu hết các trẻ đến khám, là những triệu chứng chính của chứng viêm mũi họng – thanh quản cấp ở trẻ (ALTB hoặc Croup). Nguyên nhân chính là do nhiễm virus ở đường hô hấp trên. Một vài trường hợp do vi khuẩn hoặc do dị ứng (hen) gây ra. Những nguyên nhân này làm sưng nề cuốn mũi gây ngạt mũi, chảy mũi; làm nề thanh quản gây ho, khò khè, khàn tiếng; làm sưng nề đường thở gây các triệu chứng khó thở. Đặc biệt ở trẻ em phản xạ thở miệng chưa có; đường thở từ mũi xuống phổi còn hẹp nên chỉ cần hơi phù nề đã có thể gây ngạt mũi khó thở trầm trọng. Chính vì thế, cần phải đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Có nên uống thuốc kháng sinh khi trẻ bị virus tấn công không ?

“Có cần uống kháng sinh hay không?”

Dựa trên kết quả thăm khám trên từng bệnh nhi cụ thể; bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng cho từng trẻ. Có thể cháu được chẩn đoán viêm mũi họng cấp. Nhưng vì đa phần do virus nên có thể chưa cần dùng kháng sinh. Nhưng nếu nguyên nhân do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì bác sĩ có thể cho kháng sinh bổ trợ hoặc phòng bội nhiễm tăng. Về cơ bản, nguyên tắc điều trị chung là: khai thông đường thở, giảm phù nề, tiêu nhầy và/hoặc chống dị ứng.

Cách chăm sóc con khi trẻ bị bệnh

“Cần theo dõi, chăm sóc con như thế nào?”

Đầu tiên, cần theo dõi các triệu chứng nặng và nguy hiểm cho trẻ. Bao gồm các triệu chứng: sốt cao, li bì, co giật, tinh thần kém hoặc không tỉnh táo; khó thở, thở bất thường; rối loạn tiêu hóa nặng. Khi có các triệu chứng trên cần đưa trẻ nhập viện ngay. Chăm sóc trẻ, ngoài theo dõi sát trẻ, cần cho uống nhiều nước ấm; bổ sung thêm vitamin và khoáng chất; hạ sốt cho trẻ và uống thuốc theo đơn bác sĩ. Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh lạnh. Vệ sinh mũi họng cho trẻ thật tốt và đúng cách.

Thời tiết lạnh là những lúc nhiều bệnh về đường hô hấp xuất hiện, nhất là ở các tỉnh miền Bắc. Vì thế cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ đúng cách. Triệu chứng bệnh thường rầm rộ và dễ diến biến xấu. Vì thế tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời; tránh biến chứng nặng. Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ  đưa ra. Theo dõi và chăm sóc trẻ thật tốt. Bình tĩnh, không quá lo lắng và căng thẳng. Đa số trẻ em bị ốm vào mùa này, nhưng chỉ cần điều trị đúng trẻ sẽ sớm bình phục.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *