Bí ẩn gây đau đầu về những tượng Ai Cập cổ bị mất mũi

Bí ẩn gây đau đầu về những tượng Ai Cập cổ bị mất mũi
Những bức tượng Ai Cập thường bị phá hủy phần mũi.

Theo báo cáo từ các viện bảo tàng, có rất nhiều bức tượng Ai Cập cổ đại họ bảo quản bị khuyết phần mũi. Những kẻ trộm mộ là thủ phạm của việc này; chúng đã đập vỡ mũi của tượng trong lăng tẩm, đền thờ. Nhưng lý do gì khiến chúng phải làm như vậy?

Đến thăm Bảo tàng Ai Cập tại Brooklyn (Anh); ta sẽ thấy rất nhiều bức tượng mất mũi như thế này. Khách tham quan chắc chắn không thể không thắc mắc rằng: tại sao các bức tượng ở đây, mũi đều bị phá vỡ? Đó cũng chính là câu hỏi lớn nhất trong tâm trí Edward Bleiberg – người phụ trách viện bảo tàng ở đây.

Thực ra, Bleiberg đã từng nghe thấy câu hỏi câu này khá nhiều lần. Chính ông cũng rất ngạc nhiên; vậy nên ông đã tiến hành kiểm tra những bức tượng vỡ. Với nền tảng là chuyên gia về Ai Cập học, vẻ ngoài của những bức tượng khi chúng còn nguyên vẹn được ông tái hiện một cách chính xác.

tượng
Đến thăm Bảo tàng Ai Cập tại Brooklyn (Anh), ta sẽ thấy rất nhiều bức tượng mất mũi như thế này.

Những chiếc mũi biến mất là do tác động cố ý

Do tác động của thời gian sau hàng ngàn năm, Một cổ vật chắc chắn sẽ có những hư hại. Nhưng theo quan sát, Bleiberg nhận ra những chiếc mũi bị biến mất là do tác động cố ý. Bởi vậy; với trách nhiệm của một người phụ trách viện bảo tàng; ông đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa phía sau.

“Sự tương đồng giữa các vết hư hại cho thấy có yếu tố cố ý ở đây,” – Bleiberg cho biết, đồng thời đề cập đến rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chính trị, tôn giáo và các hoạt động phi pháp nhằm phỉ báng đến tượng cổ. Theo ông, quả thực chiếc mũi nhô lên như vậy rất dễ bị hư hại, nhưng đa số các bức tượng mất mũi chủ yếu là vì cố ý.

Và dĩ nhiên, mọi chuyện đều có lý do.

Trộm mộ và những bức tượng có sức mạnh

Văn hóa của người Ai Cập cổ đại thể hiện sự trân trọng tuyệt đối dành cho tranh ảnh, tượng có hình người. Họ tin rằng, sức mạnh của một vị thần nằm ngay trong hình ảnh được thể hiện của vị thần đó. Ngay cả với người phàm, những bức tượng được cho là nơi linh hồn họ cư ngụ. Và việc phá hoại chiếc mũi là để “phá giải sức mạnh của các bức tượng,” – Bleiberg nhận định.

Bleiberg cho biết, các lăng mộ và đền thờ được lập ra nhằm phục vụ cho mục đích tâm linh. “Tất cả đều liên quan đến nền kinh tế thờ phụng lực lượng siêu nhiên,” – ông chia sẻ. Chẳng hạn trong một lăng mộ; người sống sẽ dâng tặng cho người đã khuất ở thế giới bên kia những món quà; như thực phẩm hoặc tiền bạc. Còn tại đền thờ, tượng thần sẽ có những món quà từ pharaoh đương nhiệm, hoặc ít nhất là những quan chức cấp cao trong triều.

Đập vỡ mũi tượng vì… sợ bị trả thù

“Trong văn hóa Ai Cập; các vị vua của họ sẽ đối đãi; dâng tặng cho thần linh, để đổi lại sự bảo hộ cho toàn quốc.” – Bleiberg giải thích. Những bức tượng và phù điêu có thể xem là điểm giao thoa giữa thế giới tâm linh và đời thực. Và hành động đập phá tượng sẽ khiến sức mạnh của thần linh giảm đi.

“Những phần bị đập vỡ của bức tượng sẽ bị mất ‘chức năng’. Chẳng hạn; đập vỡ tai của tượng sẽ khiến thần linh không thể nghe được lời khẩn cầu của công chúng. Phá vỡ tay thì không thể đưa ra sự cứu vớt.”

ai cập
Người Ai Cập cổ đã làm mọi cách để bảo vệ các bức tượng của họ, nhưng không có tác dụng.

“Trong thời đại của các Pharaoh, ai cũng lo sợ không rõ sức mạnh của những bức tượng là như thế nào. Ngay cả một tên trộm mộ khi đứng trước kho báu trong lăng tẩm; gã cũng sẽ cảm thấy sợ bị người đã khuất trả thù. Bởi vậy, mũi của các bức tượng bị đập bỏ – một cách để ‘giết chết tượng’ thêm một lần nữa.”

Người Ai Cập cổ đã làm mọi cách để bảo vệ các bức tượng của họ. Tượng được đặt sâu trong đền thờ hoặc lăng mộ; được bảo vệ bằng 3 mặt tường; thậm chí xây tường chắn phía trước; chỉ để lại 2 hốc nhỏ để cầu nguyện. “Họ đã làm mọi thứ, nhưng có vẻ chẳng có tác dụng.”

Hành vi bắt nguồn từ tín ngưỡng

Cũng cần biết rằng trong lịch sử Ai Cập cổ cũng có rất nhiều lần các vật thể mô phỏng con người bị phá hủy. Chẳng hạn, các xác ướp thường bị phá hủy một cách có chủ đích để người chết có thể yên nghỉ.

Các tài liệu cổ chỉ ra rằng người Ai Cập xưa đã đốt tượng sáp mô phỏng lại hình tượng các binh lính gây gổ với nhau; để đe dọa rằng pharaoh sẽ trừng phạt những ai tự làm tổn thương đồng bào của mình. Sau này; người phương Tây đến Ai Cập và cũng phá hủy rất nhiều bức tượng; nhằm ngăn ” những con quỷ ngoại đạo” hồi sinh.

“Đập mũi’ trong nhiều nền văn hóa khác nhau

Riêng về việc “cắt mũi” tượng thì không chỉ tồn tại ở Ai Cập. Trong lịch sử của Hy Lạp, La Mã và đế chế Ba Tư cũng có hành động tương tự. Theo Mark Bradley, chuyên gia sử học tại ĐH Nottingham (Anh Quốc); việc “đập mũi” trong văn hóa các quốc gia này không mang nghĩa “giết tượng” như người Ai Cập; mà là để biểu thị cho hình phạt “cắt mũi” thực sự mà họ áp dụng lên tội nhân.

Hình phạt này khá phổ biến tại nhiều nền văn hóa – bao gồm Nam Mỹ cổ, châu Âu Trung cổ, Ấn Độ và Arab. Chẳng hạn như Hoàng đế Justinian II của đế quốc Đông La Mã (Byzantine) đã bị chặt mũi khi ngai vàng bị lật đổ; để ông không thể quay lại đòi ngôi được nữa (dù thực tế thì Justinian II vẫn tiếp tục đảo chính sau đó).

“Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng dùng để nhạo báng; sỉ nhục; tước danh dự và thể hiện sự đau đớn.” – Bradley cho biết. Và bởi nó nổi tiếng; nên ngày nay chúng ta mới được thấy nhiều đến vậy.

Nguồn: CNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *