Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm dựa vào ứng dụng công nghệ

Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm dựa vào ứng dụng công nghệ
Trần Văn Trung- chàng trai ứng dụng công nghệ vào hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm

Trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp; xảy ra trên diện rộng trong cả nước; gây ra tổn thất to lớn về người; tài sản trong thời gian vừa qua ở miền Trung; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm sẽ góp phần khắc phục tình trạng này giúp người dân chủ động và kịp thời hơn khi ứng phó.

Hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm này là công trình “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Lora trong hệ thống cảnh báo lũ lụt tại khu vực hạ lưu sông Kôn – Hà Thành; xã Phước Thắng; huyện Tuy Phước; tỉnh Bình Định)” của Trần Văn Trung; sinh viên năm cuối của Khoa Kỹ thuật và công nghệ (Trường ĐH Quy Nhơn) vừa “trình làng” tại cuộc thi Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka 2020; do Thành đoàn TP.HCM phối hợp ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Trần Văn Trung tại cuộc thi Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka 2020
Trần Văn Trung tại cuộc thi Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka 2020

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết

Trần Văn Trung nói: “Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu đang có diễn biến phức tạp như hiện nay; lũ lụt đã; đang gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đến tính mạng; tài sản của người dân trên toàn cầu nói chung; Việt Nam nói riêng; trong đó có Bình Định. Chính vì vậy; mình đã nghiên cứu và thiết kế một hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt thời gian thực ứng dụng công nghệ LoRa kết hợp với nền tảng mã nguồn mở Thingsboard. Thu thập từ xa các dữ liệu quan trọng trong cảnh báo lũ lụt: lượng mưa; mực nước và lưu lượng dòng chảy (m3/s); sẽ được gửi về trung tâm xử lý; hiển thị theo thời gian thựcphục vụ cho công tác giám sát phân tích ra quyết định cảnh báo”.

Trung giải thích thêm: “LoRa (Long Range) là một chuẩn không dây được thiết kế cho các mạng diện rộng công suất thấp LPWAN nhằm kết nối các thiết bị với yêu cầu băng thông và tốc độ dữ liệu thấp. Công nghệ LoRa cho phép truyền dữ liệu với khoảng cách lên hàng kilomet mà không cần các mạch khuếch đại công suất; nhờ đó giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ khi truyền/nhận dữ liệu và có thể hoạt động trong thời gian dài trước khi thay pin”.

Theo Trung; tính ưu việt của hệ thống này là cho phép thu thập số liệu tại các khu vực khác nhau trên sông một cách đầy đủ; chính xác và kịp thời; nhằm phục vụ cho công tác dự báo và cảnh báo sớm về lũ lụt để người dân có thời gian phòng tránh.

Thách thức lớn trong ứng dụng công nghệ vào hệ thống cảnh báo lũ lụt

“Một trong những thách thức lớn nhất để giảm thiểu thiệt hại đến cộng đồng hiện nay; đó là vấn đề cảnh báo kịp thời những tình huống thiên tai khó lường để người dân ứng phó. Việc cảnh báo lũ hoặc ngập lụt một cách kịp thời sẽ giúp người dân ở khu vực hạ lưu các sông có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản”; Trung chia sẻ.

Để hiện thực hóa các nhiệm vụ trên, Trung đưa ra giải pháp: “Việc triển khai các trạm quan trắc để thu thập dữ liệu về lượng mưa; tốc độ dòng chảy; mực nước… đóng vai trò hết sức quan trọng. Dựa trên các mô hình thủy văn và thủy lực được áp dụng trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và các dữ liệu thu thập theo thời gian thực từ các trạm quan trắc; các cơ quan chức năng có thể phân tích; đề xuất các kịch bản đánh giá lũ lụt; các dự báo và cảnh báo phù hợp; góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai”.

Vận dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống giám sát và cảnh báo lũ

Trung chia sẻ: “Trong thời gian tới sẽ phối hợp với các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như: địa lý tự nhiên; thủy lợi… để tích hợp các mô hình thủy văn và thủy lực vào các thuật toán hiện có nhằm nâng cao tính chính xác trong công tác dự đoán; dự báo và cảnh báo. Tích hợp thêm các mạch hấp thụ năng lượng từ một số nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời… vào hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt hiện có. Nó cho phép hệ thống có thể duy trì hoạt động lâu dài; hoạt động dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo. Đây chính là mục tiêu “xanh và bền vững” mà các hệ thống IoT cần hướng tới trong tương lai; phù hợp với các tiêu chí phát triển bền vững”.

Đánh giá kết quả về nghiên cứu này; thạc sĩ Đoàn Kim Thành; Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học-công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM); cho rằng: Nghiên cứu; thiết kế và xây dựng thành công mô hình giám sát; cảnh báo lũ thời gian thực dựa vào công nghệ LoRa với chi phí thấp. Hệ thống này cho phép thu thập và gửi dữ liệu một cách hiệu quả về trung tâm xử lý. Có thể vận dụng; triển khai mô hình hệ thống trên diện rộng với nhiều nút cảm biến để thu thập dữ liệu. Nếu thiết lập trên Thingsboard; công khai các bảng hiển thị dữ liệu trực quan; sẽ cho phép tất cả người dùng có thể trực tiếp truy cập và giám sát các thông số cụ thể đã thu thập được một cách tiện lợi và dễ dàng.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *