Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản

Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản
Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản được coi là ''không đụng hàng''

Người Nhật Bản được mệnh danh là cực kỳ nghiêm túc và quy tắc. Họ đặc biệt quan tâm các vấn đề ứng xử, giao tiếp. Trong đó có chào hỏi. Nhiều người đã nói rằng văn hóa chào hỏi của Nhật Bản thể hiện sự văn minh của đất nước này. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản qua bài viết này để tìm ra những nét độc đáo và đặc biệt nhé!

Văn hóa chào hỏi rất được người Nhật coi trọng

Mỗi quốc gia trên thế giới có lại có một nền văn hóa với những quy tắc ứng xử khác nhau. Đầu tiên phải kể đến chính là văn hóa chào hỏi. Có thể nói, văn hóa chào hỏi của xứ sở mặt trời mọc được coi là một nét văn hóa duy nhất. Nó “không đụng hàng” với bất kỳ một đất nước nào. Văn hóa chào hỏi thể hiện phong thái lịch sự, khiến cho cả thế giới ngưỡng mộ.

Tùy vào địa vị xã hội và mối quan hệ xã hội mà trong giao tiếp truyền thống, người Nhật có những quy tắc , lễ nghi riêng cần tuân thủ. Từ những quy định xưng hô đến cách ứng xử cụ thể trong gia đình. Rồi những nghi thức, những quy định trong nghi thức chào hỏi.

Văn hóa chào hỏi thể hiện sự văn minh của đất nước Nhật Bản

1. Chào hỏi kiểu Esaku

Đây là kiểu Esaku hay còn gọi là kiểu khẽ cúi chào. Kiểu này dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội. Cách chào hỏi này thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Cách chào kiểu Esaku: thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây. Hai tay có thể để bên hông.

Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào. Đây là kiểu chào mang tính xã giao và được sử dụng nhiều nhất.

2. Chào hỏi kiểu Keirei 

Đây được gọi là kiểu cúi chào bình thường. So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn,…

Cách chào: người sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Trong trường hợp bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm. Khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.

3. Chào hỏi kiểu Saikeirei 

Trong 3 kiểu chào thì đây là kiểu chào trang trọng nhất. Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…

Cách chào: người sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu.

Bên cạnh thể hiện sự quý trọng, biết ơn đối với bề trên thì kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật Bản khi họ muốn gửi lời xin lỗi tới người đối diện.

Các kiểu chào hỏi của người Nhật

Những điều cần chú ý trong văn hóa chào hỏi với người Nhật

Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau. Nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước. Cụ thể, người lớn tuổi tất nhiên là “người trên” của người ít tuổi. Đàn ông luôn được phụ nữ chào trước khi gặp mặt. Học sinh chắc chắn là phải chào thầy giáo trước rồi… Đây là nét chung trong văn hóa của hầu hết các nước trên thế giới.

Có thể thấy mức độ trang trọng của lời chào tỷ lệ thuận với độ cúi người. Vậy nên tùy vào hoàn cảnh và người đối diện mà chọn cách chào hợp lý. Khi cúi chào chúng ta luôn phải giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu. Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường thẳng. Không được cong về phía sau đâu nhé.

Có thể thấy mức độ trang trọng của lời chào tỷ lệ thuận với độ cúi người

Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân. Còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi ta thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với người đối diện.

Có điều thú vị trong cách chào hỏi.Đó là, hành động cúi đầu này không những dùng để chào hỏi mà còn được dùng để tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi. Người Nhật gọi đó là hành động Ojigi.

Nguồn: laodongnhatban.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *