Sinh viên hào hứng hùng biện nhiều chủ đề thời sự

Sinh viên hào hứng hùng biện nhiều chủ đề thời sự
Thí sinh tham gia tranh luận và hùng biện tại Cuộc thi Nhà hùng biện tương lai

Cuộc thi Nhà hùng biện tương lai do Trường ĐH Nội vụ Hà Nội tổ chức lần thứ nhất, ở vòng chung kết diễn ra vào tối 21.12 còn 12 thí sinh tranh tài với nhiều chủ đề thời sự như vắc xin Covid-19, anh hùng bàn phím, sự vô cảm… được các bạn sinh viên hào hứng thuyết trình, hùng biện.

Sinh viên hào hứng hùng biện nhiều chủ đề thời sự

Trong cuộc thi này, các bạn trẻ sẽ lần lượt chọn các ô chủ đề theo số bốc thăm.

Trần Thanh Sang đã bốc thăm được chủ đề vắc xin phòng Covid-19; một chủ đề rất thời sự và được nhiều người quan tâm. Với chủ đề này, Sang nhận định dịch Covid-19 xuất hiện vào cuối năm 2019 ở Trung Quốc sau đó lan rộng khắp toàn cầu. Covid-19 được đánh giá là đại dịch lớn chưa từng có trước đây; khiến hàng triệu người chết.

Các nhà khoa học chạy đua nghiên cứu vắc xin; người dân thế giới thì mong chờ từng ngày. Cũng cách đây vài ngày, Việt Nam chính thức thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 trên người lần đầu tiên.

Cũng với chủ đề về Covid-19; hình ảnh các anh bộ đội gắn với công tác chống dịch ở Việt Nam cũng mang lại nhiều cảm xúc. Là người hùng biện chủ đề này; bạn Võ Ngọc Thiên Thanh cho biết các anh bộ đội; dù thời chiến hay thời bình thì họ đều là những “tấm giáp” để bảo vệ; mang lại bình yên cho đất nước.

Khi dịch Covid-19 bùng phát khắp nơi trên thế giới; nhiều công dân Việt Nam về nước; họ phải cách ly 14 ngày và lúc này; một lần nữa hình ảnh những chú bộ đội sẵn sàng hỗ trợ nơi ăn chốn ở; túc trực ở các điểm cách ly để đảm bảo công tác an toàn chống dịch… đã khiến mọi người xúc động.

Phần chia sẻ của Thiên Thanh khiến nhiều sinh viên phía dưới hội trường xúc động, vỗ tay đồng cảm.

Đừng sống thờ ơ, đừng “cào” bàn phím làm tổn thương người khác

Cũng trong cuộc thi hai chủ đề “đánh động” giới trẻ được ban tổ chức đưa vào đó là anh hùng bàn phím và sự vô cảm.

Hùng biện chủ đề này “kích chuột định giang sơn, gõ phím bình thiên hạ” thí sinh Cao Phát Đạt cho biết khi công nghệ phát triển, các thiết bị kết nối mạng càng nhiều càng hiện đại, các mạng xã hội thu hút hàng triệu người dùng phát triển mạnh mẽ… thì việc tiếp cận thông tin càng dễ dàng.

Nhiều chủ đề thời sự được ban tổ chức đưa vào cuộc thi
Nhiều chủ đề thời sự được ban tổ chức đưa vào cuộc thi

Nhưng vì ai cũng có sẵn trên tay chiếc điện thoại, máy tính, việc bình phẩm, nhận xét một ai đó hay một vấn đề quá dễ dàng. “Nhiều bạn trẻ ngày nay dễ trở thành anh hùng bàn phím, họ vô tư bình luận, chỉ trích người khác dù chưa từng tiếp xúc hay hiểu rõ về sự việc, chỉ một vài thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội họ đã sẵn sàng ‘ném đá’ làm tổn thương người khác. Thậm chí; họ vô tư đến mức không nghĩ rằng những lời bình ác ý, chỉ trích của mình có thể làm tổn thương một ai đó. Trên thực tế chúng ta đã thấy không ít người chịu tổn thương nặng nề bởi những bình luận trên mạng xã hội”, Đạt nói.

Cũng với chủ đề tương tự là “chọn lọc thông tin”, thí sinh Nguyễn Trung Tín cho rằng giới trẻ hiện nay may mắn khi được sống trong thời đại công nghệ 4.0; mọi thông tin được kết nối, tìm kiếm dễ dàng nhưng cũng vì thế việc sàng lọc, chọn lựa thông tin càng cần thiết hơn bao giờ.

Sự vô cảm

Còn với chủ đề về sự vô cảm cùng hình ảnh một thanh niên bị tai nạn nằm giữa đường nhưng tất cả mọi người đi qua đều đi qua, thí sinh Phạm Hồ Thanh Tuyền cho rằng đây là câu chuyện thực tế nhiều người gặp phải. Chỉ vì sợ vạ lây; sợ ảnh hưởng đến bản thân mà con người ngày càng trở nên vô cảm.

“Khi lướt mạng xã hội, bạn nhìn thấy hình ảnh một người bị tai nạn nằm giữa đường và mọi người đều đi qua không ai chịu giúp anh ấy thì bạn sẽ cảm thấy rất phẫn nộ; chỉ trích những người đi đường. Nhưng nếu lúc đó; bạn có mặt ở hiện trường liệu bạn có đưa tay ra giúp họ hay cũng như người khác; sợ phiền luỵ mà đi qua? Chúng ta ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; xin hãy đừng quá tính toán; hãy mở lòng và giang tay ra với người khó khăn hơn mình, vì rồi, đến một lúc nào đó; khi bạn gặp khó khăn bạn sẽ thấy được giá trị của cánh tay của người khác chia về phía mình”, Thanh Tuyền nói.

Cuộc thi Nhà hùng biện tương lai lần thứ nhất do Trường ĐH Nội vụ Hà Nội (phân hiệu TP.HCM) tổ chức dành cho sinh viên tất cả các khối ngành trong trường tham gia với 2 vòng thi gồm vòng sơ loại và chung kết. Tại vòng chung kết tối qua, sau khi trải qua 3 phần thi, thí sinh Nguyễn Phương Uyên Chi; sinh viên năm 1, ngành luật; đã giành được giải nhất của cuộc thi.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *