Phải trả giá đắt khi Đức coi thường Covid-19 – làn sóng covid-19 tại Đức

Phải trả giá đắt khi Đức coi thường Covid-19 – làn sóng covid-19 tại Đức
đại dịch Covid-19 khiến nhiều nơi trên thế giới phải trả giá đắt

Phải trả giá đắt khi Đức coi thường Covid-19

Đức đã từng một thời được coi như hình mẫu chống dịch của châu Âu, thế nhưng khi dịch covid-19 bùng nổ người Đức lại quay lưng với khẩu trang và giãn cách và hậu quả để lại là họ chìm trong làn sóng Covid-19 tại Đức

Số lượng người nhiễm và tỉ lệ tử vong hàng ngày được Đức ghi nhận tăng lên chống mặt, đạt mức kỉ lục. Hầu như mọi giường bệnh trong khu hồi sức dường như đã chật kín. Và  kết quả là người dân phải bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh trong thời gian tới ở tình trạng bị phong tỏa.

làn sóng dịch covid 19
Hình: làn sóng dịch covid 19 bùng nổ

Thủ tướng Angela Merkel và việc phòng dịch

Thủ tướng Angela Merkel, đã từng là một nhà khoa học, ông nhận được không ít lời tán dương trong đợt bùng phát đầu tiên vào mùa xuân vì đã đưa ra biện pháp và hướng dẫn phòng ngừa rõ ràng dựa trên tình hình thực tế. Bà đã  tạo sự hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo khu vực của 16 bang, đồng ý xét nghiệm sớm và rộng rãi trên toàn khu vực, hành động nhanh chóng để đối phó kịp thời với các cụm dịch địa phương.Song sau thời gian kéo dài, các bang lần lượt có thái độ , quay lưng và bỏ mặc bà Merkel. Điều đó , gây ra làn sóng covid-19 tại Đức

Trong một cuộc họp quan trọng vào tháng 10 vừa qua, bà gần như khẩn nài địa phương áp đặt biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ hơn để giảm thiểu số ca nhiễm đang tăng nhanh. Nhưng tất cả đều vô ích.

Các bang quay lưng với Đức

Nhiều nhà lãnh đạo khu vực không muốn tạo thêm tổn thất về tài chính cho các doanh nghiệp và lo lắng về phong trào bài khẩu trang ngày một rầm rộ. Họ phản đối các chính sách của bà Merkel, đưa ra hàng loạt quy định chắp vá, khó hiểu.

Nữ Thủ tướng Đức, ở thời điểm đó, tuyên bố bà “không hài lòng” với động thái này, song không có quyền lực tự đẩy mạnh các biện pháp dập dịch trên toàn quốc.

Tình hình Đức khi dịch covid-19 bùng nổ

Khi các nước châu Âu quay lại chế độ phong tỏa toàn diện, các nhà lãnh đạo Đức cuối cùng cũng đồng ý đóng cửa “một phần” trong 4 tuần của tháng 11. Họ cho phép trường học và nhà hàng hoạt động, đình chỉ các trung tâm ăn uống, giải trí, và trung tâm văn hóa. Song chính sách này hầu như không có tác dụng.

Các trung tâm mua sắm tại Đức vắng lặng sau khị đất nước thực hiện giãn cách xã hội
Hình: Các trung tâm mua sắm tại Đức vắng lặng sau khị đất nước bùng nổ làn sóng covid thứ 2 tại Đức

“Đó có lẽ là tính toán chính trị sai lầm nhất trong năm”, tuần báo Der Spiegel nhận xét.

Các cuộc đàm phán đầy bế tắc giữa bà Merkel và lãnh đạo khu vực đẩy Đức vào tình trạng phong tỏa cho tới ngày 10/1 năm sau. Trường học và các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa.

Bên cạnh sự bất đồng quan điểm ở chính quyền là những người dân Đức đã quá mệt mỏi với lệnh hạn chế.

Dù đôi khi bị người nước ngoài đùa cợt là quá nguyên tắc và cứng nhắc, không phải tất cả công dân Đức đều chịu đeo trang và giãn cách xã hội như hồi đại dịch mới bùng phát.

Hậu quả phải gánh chịu của Đức

Phải trả giá đắt khi Đức coi thường Covid-19

Khi nhiều khu chợ Giáng sinh bị hủy bỏ để hạn chế giao lưu; các quầy rượu mới mọc lên; thu hút đông đảo người dân. Bà Merkel cực kỳ phiền lòng về tình trạng này.

Christian Drosten; chuyên gia đầu ngành về Covid-19 tại Đức; cho biết: “Trong đợt phong tỏa mùa xuân; chúng tôi đã giảm thiểu tiếp xúc xã hội xuống tới 63%. Hiện giờ; chúng tôi chỉ giảm được 43%; điều này không đủ”.

Viện Robert Koch (RKI) về kiểm soát dịch bệnh cho biết người Đức cần giảm ít nhất 60% tiếp xúc xã hội để đưa tỷ lệ lây truyền về mức có thể truy vết.

Ứng dụng cảnh báo nCoV của nước này được tải xuống 23;5 triệu lần; song chỉ khoảng một nửa số người có xét nghiệm dương tính đã thực sự sử dụng các tính năng.

Các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất nằm ở miền đông; nơi có nhiều người ủng hộ đảng cực hữu (AfD). Trong số đó; các thành phố; thị trấn như Bautzen và Goerlitz ở bang Sachsen ghi nhận tỷ lệ mắc Covid-19 là 600/100.000 người; gấp ba lần so với toàn quốc.

Ảnh hưởng gần đây nhất

Trong những tháng gần đây; nhiều người thuộc đảng AfD đã ra sức chống lại virus bằng cách tham gia buổi diễu hành “anti-corona”; xuống đường chung với những người chống khẩu trang; người theo trường phái thuyết âm mưu và các nhà vận động bài vaccine.

Sau khi lên án người dân vì việc “làn sóng Covid-19 tại đức quá mức”; Thủ hiến bang Saxony Michael Kretschmer thừa nhận; ông đã “đánh giá thấp” virus và ra lệnh cho bang đóng cửa; hai ngày trước phần còn lại của nước Đức.

Lothar Wieler; người đứng đầu Viện Robert Koch cũng bày tỏ sự lo ngại về số ca mắc và tử vong tăng nhanh tại các viện dưỡng lão. Chỉ riêng ở thủ đô Berlin; số người cao tuổi xét nghiệm dương tính với nCoV đã tăng gấp đôi; kể từ giữa tháng 11 đến nay; lên hơn 2.000 trường hợp.

Theo cơ quan dữ liệu Statista; trong số hơn 24.000 ca tử vong do Covid-19 tại Đức; 87% là người từ 69 tuổi trở lên.

Các viện dưỡng lão và trung tâm chăm sóc sức khỏe toàn quốc đã cảnh báo tình trạng thiếu nhân sự; khó có thể xét nghiệm nhanh chóng và cách ly người cao tuổi. Nhiều người cũng phàn nàn về việc khan hiếm mặt nạ bảo hộ FFP2 và FFP3. Chính quyền bà Merkel đã cam kết cung cấp miễn phí mặt nạ FFP2 cho người cao tuổi và nhân viên chăm sóc.

Trích dẫn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *