Sinh viên Nguyễn T Thuỳ Minh đã cho phóng viên tác nghiệp biết rằng. Cô và các bạn bè của cô đều cảm thấy rất mông lung trước thông báo mới này của ICE. Tuy Minh không bị ảnh hưởng gì khi có thống báo. Bởi trường cô đang theo học có tổ chức giữa học trên lớp và học từ xa. Nhưng đứng trên góc độ của các bạn du học sinh như mình. Cô cho rằng cô cảm thấy lo ngại tình hình này sẽ rất khó khăn với các bạn.

Du học sinh mông lung khi có thông báo trục xuất từ Mỹ
Du học sinh mông lung khi có thông báo trục xuất từ Mỹ

Các du học sinh Việt Nam cảm thấy lo lắng

Sau khi loan báo của ICE được đưa ra. Các diễn đàn của du học sinh Việt Nam tại Mỹ tràn ngập những bài viết về chủ đề này. Phần lớn tỏ ra bất ngờ, lo lắng.

“Tin mới nhất của Cơ Quan Di Trú Liên Bang thật bất ngờ. Tôi không thể tưởng tượng được chuyện này lại có thể xảy ra”. cô Thư Võ, du học sinh Việt Nam ở thành phố Garden Grove, tiểu bang California chia sẻ với nhật báo Người Việt.

Thư đang học nửa năm đầu trong chương trình cao học kéo dài hai năm tại Đại học Nobel ở thành phố Buena Park thuộc tiểu bang California.

“Vì trong đại dịch nên trường cho sinh viên học online để tránh bệnh dịch. Chứ trước tới nay chúng tôi học trực tiếp tại trường”. Thư cho biết.

Hụt hẫng khi bị trục xuất về nước

Phải trở về Việt Nam sau 10 năm du học có thể sẽ là một chuyện rất khó khăn đối với cô. Thư chia sẻ: “Tôi qua đây năm 20 tuổi. Khi mà tuổi đời vừa đủ để mà hấp thụ những nếp sống mới. Những thói quen mới trong một nền văn hóa hoàn toàn mới. Với cách sống mới mẻ, khác hẳn với lối sống ở Việt Nam như vậy. Nếu phải trở về bây giờ. Tôi nghĩ tôi sẽ bị hụt hẫng rất nhiều”.

Thư chia sẻ rằng, cô buồn khi phải xa bạn bè ở Mỹ: “Trong suốt 10 năm nay. Tôi có hai người bạn chí thân, thân như chị em ruột thịt. Chúng tôi chia sẻ với nhau tất cả, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau… Chưa xa nhau bao giờ nên tôi chưa thể cảm nhận được nỗi buồn nếu không được gặp các bạn hằng ngày. Hay không được nhắn tin với nhau hàng giờ nhưng tôi biết là tôi sẽ buồn lắm”.

Nhìn mông lung vào xe cộ ngược xuôi ngoài đường vài giây, cô sực nhớ: “Mà làm sao mà ép tụi tôi về được. Mỹ chưa có máy bay đi Việt Nam. Và Việt Nam chưa có chính sách đón người ở ngoại quốc về”.

Thư vẫn hy vọng sẽ có thể có đổi thay trong chính sách. Đặc biệt đối với du học sinh hoặc các trường có thể mở ra một lối thoát.

Cô chia sẻ: “Thứ nhất, chính sách của Cơ Quan Di Trú chỉ áp dụng vào mùa thu mà bây giờ mới đầu mùa hè. Còn nhiều thời gian mà. Và thứ nhì, Đại học Nobel là trường tư, chuyên dạy sinh viên du học. Họ sẽ tìm ra một biện pháp hữu hiệu để giúp sinh viên chứ”.

Những khó khăn khi thông báo này có hiệu lực

Trao đổi với VOA Việt Ngữ, ông Y.D (giấu tên), giáo sư giảng dạy tại một trường Đại học thuộc tiểu bang Virginia cho biết. Sẽ có nhiều hệ luỵ đối với các sinh viên quốc tế không được trở lại. Hoặc lưu lại Mỹ nếu Đại học của họ giảng dạy online 100%. Một trở ngại trong số đó là việc chênh lệch múi giờ.

“Không ai biết chắc liệu khi về nước các em có đủ cơ sở vật chất. Và liệu có thể có mặt đúng giờ để học không khi sự cách biệt múi giờ có thể là rất lớn. Và nếu như thế chỉ có thể ghi lại bài giảng cho sinh viên xem chứ không dạy trực tiếp được. Và việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học do mất đi tương tác giữa người học và người dạy”. giáo sư Y.D lo lắng.

Nguồn: dkn.tv