Túi làm từ cỏ voi truyền thông điệp bảo vệ môi trường
Túi làm từ cỏ voi (được làm từ chất liệu tự nhiên; thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng). Cũng giống như túi xách làm từ vỏ mì tôm, túi xách cỏ voi chính là biện pháp hữu ích trong quá trình bảo vệ môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu quy trình chế tạo túi cỏ thân thiện với môi trường có tính ứng dụng cao từ nguyên liệu cỏ voi; các chất phụ gia” của hai em đã đạt hạng ba trong cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên; nhi đồng toàn Quốc” do Bộ GD-ĐT và T.Ư Đoàn tổ chức nhờ ý tưởng thiết thực; hữu dụng và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống cũng như môi trường.
Mục lục
Đề tài từ một giấc mơ về cánh đồng cỏ voi
Bắt đầu cuộc trò chuyện một cách hài hước; Nguyễn Gia Hào đã không ngại chia sẻ về giấc mơ đã thấy mình và các bạn đi vào một cánh đồng cỏ voi; nhưng thật chất không biết đó là loại thực vật nào.
Hào kể: “Sau giấc mơ em mới phát hiện ra rằng xung quanh nhà mình trồng nhiều loại cỏ đó lắm; tò mò đi hỏi ba thì mới biết đó là cây cỏ voi. Và cũng từ đây; em cùng với bạn mình phát triển ý tưởng hay là sử dụng loại cỏ voi để làm nên thành sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học và mang tính thân thiện với môi trường”.
Ý tưởng tạo ra sản phẩm túi làm từ cỏ voi
Vận dụng những kiến thức hiểu biết từ môn hóa học đã được học tại trường; Gia Hào cho biết thêm: “Việc sử dụng vật liệu polymer tổng hợp; gắn liền với cuộc sống hằng ngày nhằm đem lại cho con người những lợi ích tức thời. Tuy nhiên lại gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường lâu dài về sau.
Kết hợp giữa túi đựng và tái sử dụng polymer có nguồn gốc thiên nhiên; nhóm em thực hiện nghiên cứu nhằm cải tiến các loại bao bì hiện nay thông qua việc sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm là cỏ voi kết hợp với các nguyên liệu phụ gia là hạt nhựa polyvinyl ancol (PVA) và hydroxypropyl methylcellulose (HPMC). Chúng em mong muốn bước đầu tạo ra một túi đựng bằng cỏ có khả năng phân hủy sinh học”.
Tiếp lời với Gia Hào, Thanh Thảo nói: “Cỏ voi sử dụng cho bò ăn nên rất thân thiện với môi trường. Còn các chất phụ gia như hạt nhưa PVA; HPMC cũng được sử dụng nhiều trong việc tạo nước mắt nhân tạo, mỹ phẩm…”.
Trải qua nhiều công đoạn phức tạp tạo túi làm từ cỏ voi
Nói về quy trình tạo ra một túi cỏ thân thiện, Nguyễn Dương Thanh Thảo chia sẻ phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. “Để tạo ra một chiếc túi mình phải xử lý và thu hồi để tạo cellulose từ cỏ voi. Song song với việc tạo ra một hỗn hợp dung dịch từ PVA và HPMC”, Thảo cho hay.
Giai đoạn tạo Cellulose
Thảo chia sẻ thêm: “Ở giai đoạn tạo cellulose phải trải nhiều bước. Theo đó; bước 1 mình sẽ hái cỏ voi; bước 2 làm sạch cỏ với nước, cắt và phơi khô; bước 3 ngâm cỏ đã phơi với dung dịch NaOH 2M; bước 4 để một thời gian; thu hồi được cellulose từ cỏ, rửa sạch, tiếp tục phơi dưới nắng một thời gian; bước 5 dùng than hoạt tính để tẩy trắng màu cỏ; bước 6 xử lý sạch phần cellulose đã tẩy màu với nước và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô hoàn toàn; bước 7 rây nhuyễn phần cellulose thu được sau bước 6, rây qua dụng cụ để cellulose được mịn hơn và bảo quản trong hộp kín để sử dụng”.
“Sau khi tạo ra Cellulose và hỗn hợp từ dung dịch PVA, HPMC chúng em kết hợp chúng lại với nhau để tạo sản phẩm màng sinh học”, Thảo nói.
Khó khăn khi làm túi từ cỏ voi và thành tựu đạt được
Thảo còn bộc bạch: “Sau khi chế tạo thành công màng cỏ có khả năng phân hủy sinh học; chúng em bắt tay vào việc thiết kế bằng tay nhằm đưa ra các túi đựng đa dạng về mẫu mã và kích thước. Do không có “đồ nghề” nên khó làm ra một màng sinh học mỏng và mịn. Tụi em phải đổ trong khuôn và xử lý thủ công nên màng bị rỗ khá nhiều”.
Tự hào về chiếc túi cỏ voi Gia Hào nói: “Tùy theo kích thước túi mình có thể đựng được như là máy tính casio, điện thoại, chai nước. Với túi kích thước lớn có thể đựng được 4 quyển sách. Và khi dính nước túi sẽ không bị rã ra sau 24 giờ. Trước đó em cũng thử nghiệm bằng cách bôi thêm dầu dừa để nó tăng thêm tính kháng nước”.
Hiện tại sản phẩm túi cỏ vẫn chưa được bán ra thị trường và nhóm chỉ dừng lại ở mức đi thi các chương trình khởi nghiệp. Nhưng Gia Hào cho biết một chiếc túi lớn với 30 g cỏ voi, 35 g hạt nhựa PVA, 35 g hạt nhựa HPMC thì sẽ có giá gần 6.000 đồng. “Lúc đi thi có nhiều người nói giá khá cao. Tụi em mới nói là bây giờ đang làm thủ công, các nguyên liệu đều mua lẻ nên giá bán như vậy là hợp lý”.
Cần hoàn thiện nhiều hơn
Cô Lý Thị Minh Tâm; giáo viên môn hóa, Trường THPT Gia Định; cho biết cảm thấy rất tự hào về học sinh của mình.
“Qua sản phẩm trên mình muốn các em có thêm nhiều kiến thức về môn hóa; còn việc đưa sản phẩm ra thị trường thì… chưa; vì túi từ cỏ voi này cần hoàn thiện nhiều hơn nữa như độ mỏng của màng phải chăm chút kỹ càng mới tạo ra một sản phẩm đẹp và có độ thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó; mình muốn các em hiểu hơn về sản phẩm tái sử dụng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ túi cỏ voi”.
Nguồn: baovanhoa.vn