Làm thế nào để con hết biếng ăn, rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm hơn 59%), nhóm trẻ từ 1 – 2 tuổi chiếm 40%. Với trẻ lớn hơn, rối loạn tiêu hóa biếng ăn vẫn có thể xảy ra nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn. Con biếng ăn, đau bụng, khó tiêu là nỗi lo “thường trực” của các ông bố bà mẹ. Vậy làm sao để khắc phục vấn đề một cách hiệu quả vẫn bài toán “nan giải” không hồi kết. Hãy cùng tìm hiểu về những “bí kíp” được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa là do hệ tiêu hóa con còn non yếu chưa hoàn thiện, đề kháng kém, dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột; đề kháng còn yếu dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển lấn át gây nên nhiều vấn đề như phân sống, chướng bụng, ợ hơi tiêu chảy, táo bón…
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé luôn là câu chuyện “muôn hình vạn trạng”. Con thường biếng ăn, luôn than đau bụng để tìm cách trốn tránh các món ngon mà mẹ bỏ công chuẩn bị.
Mục lục
Trẻ suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa
Điều này khiến các bậc phụ huynh càng nôn nóng, ép buộc từng thìa cháo, miếng cơm mà không biết rằng tình trạng này có thể cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Thực tế, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi ở nước ta vẫn ở mức cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trun ương chia sẻ
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, từ lúc mới sinh đến người già. Nhất là trẻ dưới 2 tuổi do hệ miễn dịch chưa trưởng thành chưa đủ sức ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống, hô hấp, đường tiêu hóa chưa hoàn thiện làm cho thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn dẫn đến trẻ tiêu chảy, nôn, trớ, biếng ăn, táo bón…
Mặt khác, chế độ ăn của trẻ không hợp lý, giàu đường, đạm, mỡ, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất; hệ tiêu hóa của trẻ mất cân bằng do dùng kháng sinh hoặc một số loại thuốc trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng này khiến trẻ hấp thu kém; suy dinh dưỡng và cơ thể sẽ hình thành cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm thực phẩm. Rối loạn tiêu hóa gây thiếu chất (đạm; vitamin và khoáng chất cần thiết) sẽ càng gây biếng ăn ở trẻ; tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn giữa rối loạn tiêu hóa – suy dinh dưỡng – biếng ăn – suy dinh dưỡng.
Trẻ rối loạn tiêu hóa: Ăn số lượng vừa đủ, chia nhỏ nhiều bữa
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà nhấn mạnh. Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh và thông minh của trẻ. Nó không chỉ là cỗ máy ăn, nhai, nghiền, hấp thu các chất dinh dưỡng xây dựng cơ thể như đạm, đường; béo, vitamin và khoáng chất mà còn thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa; quyết định 80% tình trạng miễn dịch của cơ thể và tham gia vào quá trình phát triển não bộ.
“Một trẻ có hệ miễn dịch, tiêu hóa khỏe mạnh sẽ ăn uống ngon miệng; sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý nhiễm trùng, tăng cân, thải ra chất thải đều đặn, bình thường. Nhưng khi có dấu hiệu nôn trớ, đi ngoài, tiêu lỏng, biếng ăn… thì đó là vấn đề mẹ cần lưu tâm. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và định hướng điều trị” – PGS Việt Hà cho biết.
Rối loạn tiêu hóa cũng làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột, giảm sức đề kháng; trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mạn tính… Rối loạn tiêu hóa nặng (tiêu chảy kéo dài) còn có thể khiến cơ thể suy nhược, suy thận; hôn mê, thậm chí tử vong nếu trẻ không được bù nước và chất điện giải kịp thời.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc dinh dưỡng là chia thành nhiều bữa ăn với số lượng ít. Thức ăn nên được chế biến lỏng hơn để trẻ dễ tiêu hóa. Đồng thời, cần hạn chế lượng đạm, mỡ thấp hơn một chút, không phải kiêng hoàn toàn. Và lúc này, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn nhiều tinh bột để cơ thể trẻ hấp thu và quan trọng là phải bù đủ nước cho trẻ.
Sau một thời gian điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ mà thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ đã được cải thiện thì bắt đầu tăng dần số lượng ăn để hệ tiêu hóa hồi phục trở lại.
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý những thói quen sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đừng cho con vừa ăn vừa xem tivi, xem điện thoại. Đừng quên đảm bảo vệ sinh cho các dụng cụ ăn uống của trẻ như cốc chén; thìa bát, bình sữa…, rửa tay của người lớn và bé trước khi ăn. Đặc biệt, không đặt nặng tâm lý; ép trẻ ăn quá nhiều làm con sợ ăn, dẫn đến chán ăn.
Vẹn tròn dưỡng chất với Kinder Optima
Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, thay đổi cách ăn, chăm sóc trẻ; mẹ đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng cường chức năng tiêu hóa của trẻ. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ th; bao gồm cả hệ tiêu hóa.
Bởi thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm bài tiết men tiêu hóa; khiến thức ăn không được phân hủy hoàn toàn; lưu lại đường ruột lâu và gây ra rối loạn tiêu hóa. Ngược lại khi bị rối loạn tiêu hóa cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng tạo thành vòng luẩn quẩn nếu chúng ta không biết cách khắc phục sớm.
Kinder Optima – sản phẩm chiếm thị phần số 1 tại Đức chiếm được lòng tin của các bậc phụ huynh nuôi con nhỏ, có con bị rối loạn tiêu hóa. Nhờ cung cấp đầy đủ 17 vitamin và khoáng chất cùng với lysine.
Nghiên cứu của nhà khoa học Doppelherz
Sự kết hợp đặc biệt này là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học Doppelherz – thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe số 1 tại Đức. Doppelherz là thương hiệu đầu tiên và lâu đời nhất của tập đoàn Queisser Pharma tại Đức; có bề dày lịch sử hơn 120 năm. Mỗi loại vitamin và khoáng chất mặc dù có vai trò riêng biệt nhưng khi được liên kết sẽ hỗ trợ; hoàn thiện để củng cố hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa. Giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.
Trong mỗi thành phẩm 5ml siro Kinder Optima, khi lysine kết hợp với kẽm; vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B7, B12) là yếu tố then chốt kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Những vi chất này còn hỗ trợ nuôi dưỡng thần kinh, giúp trí não trẻ phát triển tối ưu.
Ưu điểm của Kinder Optima
Ưu điểm quan trọng để tạo nên sự khác biệt của Kinder Optima ở thành phần bổ sung sắt; acid folic, vitamin D và canxi cho trẻ. Đây là những “cặp đôi vàng” tương trợ lẫn nhau, rất cần thiết cho não bộ; vừa tham gia vào quá trình cấu tạo máu, hỗ trợ phòng tránh thiếu máu. Giảm nguy cơ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ vừa giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, xương – răng chắc khỏe.
Không chỉ giúp con ăn ngon, không có hiện tượng tăng cân ảo. Kinder Optima còn hỗ trợ trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch; mắt sáng tinh anh nhờ vitamin A, vitamin C và E. Qua đó nâng cao hệ thống phòng thủ của cơ thể.
Kinder Optima bổ trợ quá trình hấp thụ thức ăn
Các nhà khoa học còn nghiên cứu để đưa vào Kinder Optima lượng vừa đủ các chất khác như Mangan nhằm bổ trợ thêm các tác dụng cải thiện mật độ xương; đẩy nhanh quá trình hấp thụ thức ăn; I-ốt cần thiết cho quá trình tổng hợp hoormon tuyến giáp hỗ trợ phòng ngừa bướu cổ; trẻ thông minh, sáng dạ hơn và Magie để phát triển thể lực, hoạt động cơ bắp dẻo dai.
GPQC số: 2888/2020/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn: suckhoedoisong.vn