Cách làm hiệu quả phát triển sản phẩm OCOP của Thanh Trì
Huyện Thanh Trì đã triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP của Thành phố Hà Nội, đem lại công việc và thu nhập ổn định cho người dân.
Sản phẩm vượtt chỉ tiêu
Huyện Thanh Trì đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 629/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội. Huyện đã quán triệt và triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn. Trên cơ sở nội dung của Chương trình, huyện Thanh Trì đã xây dựng và đặt mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2019-2020. Theo đó, ít nhất 47 sản phẩm được thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 đến 4 sao.
Để cụ thể hóa mục tiêu, UBND huyện Thanh Trì chủ trì tổ chức Chương trình OCOP trên địa bàn huyện trên cơ sở chủ động phối với với các cơ quan chức năng trong đó có Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội nhằm xây dựng các sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện.
Đến dự Hội nghị triển khai có Lãnh đạo huyện ủy; lãnh đạo ấp ủy, chính quyền huyện, xã; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và các chủ thể sản xuất trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các xã; thị trấn trên địa bàn rà soát đăng ký sản phẩm của địa phương tham gia Chương trình OCOP.
Thêm 17 sản phẩm OCOP
Năm 2019, toàn huyện đã có 30 sản phẩm được TP công nhận 3 – 4 sao. Theo kế hoạch TP giao, năm 2020 huyện phấn đấu có thêm 17 sản phẩm OCOP. Cụ thể hóa nhiệm vụ trên; huyện đã chủ động phối hợp với đơn vị tư vấn hướng dẫn lập hồ sơ sản phẩm đăng ký tham dự Chương trình; chỉ đạo khảo sát các cơ sở sản xuất có sản phẩm đăng ký để lựa chọn đánh giá, phân hạng đợt 1 năm 2020.
Theo đó, 19 sản phẩm của 3 chủ thể thuộc nhóm thực phẩm; đồ uống và dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch đã được lựa chọn. Kết quả đánh giá của Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định; phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Nội năm 2020 vừa qua cho thấy; 19/19 sản phẩm của huyện Thanh Trì đều được đánh giá đạt 4 sao.
Công ty CP Nghiên cứu chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao Vạn An có 5 sản phẩm: Đông trùng hạ thảo khô; rượu đông trùng hạ thảo; cao ngựa bạch; bột canxi ngựa bạch; sữa canxi ngựa bạch. Hợp tác xã rượu ngâu có 2 sản phẩm: Rượu nếp cái tửu và rượu hoa cúc tửu. 12 sản phẩm còn lại là của cơ sở sản xuất tư nhân Lê Đình Tuấn; chủ yếu có nguồn gốc từ thảo mộc.
Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP
Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Tuyết Anh; trong quá trình triển khai, địa phương chủ động bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ các chủ thể để hoàn thiện sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. Đặc biệt, việc tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP được huyện rất quan tâm; bởi chỉ khi sản phẩm tiêu thụ tốt, mang lại giá trị kinh tế thiết thực thì mới thu hút được sự tham gia của các chủ thể.
Chính vì vậy, đối với các sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP; trước mắt, huyện chủ trương đưa vào tiêu thụ tại hệ thống 3 cửa hàng tiện ích do UBND huyện tổ chức. “Từ năm 2021 – 2025, huyện dự định mở thêm 3 – 5 điểm quảng bá; giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP” – bà Nguyễn Thị Tuyết Anh thông tin thêm.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Trần Sỹ Tiến đánh giá, việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Thanh Trì khá đồng bộ, bài bản, khoa học. Từ đó, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Kết quả này sẽ tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh cho các tổ chức, DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất – kinh doanh, từng bước thúc đẩy khởi nghiệp ở khu vực nông thôn. “Thời gian tới, Thanh Trì cần tiếp tục rà soát, hỗ trợ các sản phẩm làng nghề có tiềm năng. Cùng với đó, cải tiến chất lượng, mẫu mã để nâng sao cho các sản phẩm OCOP” – ông Tiến đề nghị./.
Nguồn: kinhtedothi.vn