9 phát minh đặc biệt ‘sưởi ấm’ du khách tại Nhật Bản

9 phát minh đặc biệt ‘sưởi ấm’ du khách tại Nhật Bản
9 điều thú vị và 'ấm lòng' trong đời sống thường ngày tại Nhật Bản.

Nhật Bản được biết đến là một đất nước với những phát minh độc lạ. Bên cạnh những công nghệ có phần ‘kỳ quặc’ thường thấy trên Internet, tại xứ sở này còn có những phát minh nhỏ nhặt, tinh tế mà chúng ta chắc chắn sẽ phải ngạc nhiên.

Nhắc đến Nhật Bản; ta thường nghĩ đến khoa học công nghệ phát triển với những máy móc và robot đi trước thời đại. Có điều rất nhiều người chưa biết; những vật dụng thường ngày tại xứ sở Mặt Trời Mọc này cũng cực kỳ thú vị. Cùng điểm qua một vài chi tiết đáng yêu tại đất nước này nhé.

1. Miếng dán dành cho người khuyết tật

9 sự thật tại Nhật Bản
Miếng dán dành cho người khuyết tật

Trên thế giới; người khuyết tật thường đi liền với biểu tượng là hình ảnh người ngồi xe lăn. Nhưng ở Nhật Bản, hình ảnh này được thay thế bằng cỏ 4 lá. Biểu tượng cỏ 4 lá thường được thấy ở những chiếc xe dành cho tài xế khuyết tật.

Biểu tượng được người Nhật tạo ra với mục đích để tránh gieo sự nhầm rằng ai khuyết tật cũng phải ngồi xe lăn. Hơn nữa, cỏ 4 lá vốn tượng trưng cho điều may mắn vì sự hiếm có của nó; điều này khẳng định sự đặc biệt của mỗi cá thể hơn là cái gì đó mất mát.

2. Miếng dán dành cho tài xế cao tuổi

9 sự thật tại Nhật
Miếng dán dành cho tài xế cao tuổi

Tại Nhật Bản, những tài xế trên 70 tuổi được khuyên nên dán miếng sticker như hình trên (được gọi là Kōreisha) lên xe, trong đó tài xế trên 75 tuổi thì bắt buộc phải dán.

Chính nhờ những miếng dán như vậy, tài xế khác có thể chủ động nhượng bộ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, miếng dán cho phép các tài xế cao tuổi được quyền đậu xe ở chỗ ưu tiên nữa.

3. Những chiếc huy hiệu cho thai phụ

thai phụ Nhật
Những chiếc huy hiệu cho thai phụ.

Phía trên là một chiếc huy hiệu dành cho thai phụ, với dòng chữ tạm dịch là “Có một em bé trong bụng tôi”. Nó giúp cho những người phụ nữ mang thai thời kỳ đầu được nhận diện dễ dàng hơn, để họ được nhường chỗ trên các chuyến tàu đông đúc.

4. Bệ sưởi trên bồn cầu

bồn cầu
Bệ sưởi trên bồn cầu

Ai cũng biết Nhật Bản nổi tiếng với những chiếc toilet cực kỳ hào nhoáng. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến việc bệ ngồi toilet còn được trang bị cả hệ thống sưởi, giúp cho chuyện “giải quyết nỗi buồn” ngày đông giá lạnh trở nên thoải mái hơn rất nhiều.

5. Sự quan tâm lớn cho người khiếm thị

tại Nhật Bản

tại Nhật bản
Sự quan tâm lớn cho người khiếm thị

Nhật Bản rất quan tâm đến những người khiếm thị. Bằng chứng là gần như tất cả mọi thứ, từ lon nước, bản đồ cho đến nút xả toilet đều có khắc chữ nổi.

Thậm chí, nhiều vỉa hè cũng có lát những đường nổi lên, nhằm hỗ trợ người khiếm thị nhận biết đâu là vạch nguy hiểm.

6. Luôn nhận tiền bằng khay

tại nhật bản
Luôn nhận tiền bằng khay

Nhân viên thu ngân tại các cửa hàng ở Nhật Bản thường gửi tiền thừa trên một chiếc khay nhỏ. Đây không chỉ là phép lịch sự, mà còn mang đến những giá trị thực tiễn nữa. Bởi lẽ, khách hàng sẽ dễ biết số tiền thừa mình nhận lại có đủ không, và đồng thời hạn chế được khả năng tiền xu bị rơi mất.

7. Những bốt điện thoại thân thiện

điện thoại
Những bốt điện thoại thân thiện

Dù trong thời đại smartphone quá phổ biến, ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại các bốt điện thoại khẩn cấp phòng trường hợp có thảm họa xảy ra. Nhưng đặc biệt, những chiếc điện thoại ở đây thường được đặt thấp hơn so với tầm mắt, để người đi xe lăn cũng sử dụng được.

8. Những chiếc cờ xanh cắm 2 bên đường

tại nhật bản
Những chiếc cờ xanh cắm 2 bên đường

Mục đích của chúng là để hỗ trợ trẻ em Nhật Bản qua đường một cách dễ dàng hơn. Văn hóa người dân nơi đây cho phép trẻ em tự di chuyển ngay từ khi còn bé mà không cần sự giám sát của người lớn. Nhằm giúp quá trình này an toàn hơn, những chiếc cờ được cắm ở đó.

Trẻ em khi cần qua đường sẽ rút và mang chiếc cờ đó theo, để cảnh báo tài xế di chuyển chậm lại.

9. Những chiếc túi hươu nai cũng có thể ăn

tại nhật bản
Những chiếc túi hươu nai cũng có thể ăn

Tại tỉnh Nara (Nhật Bản), họ có những chiếc túi được làm từ… sữa và gạo. Lý do là bởi tại đây có lượng hươu nai rất nhiều, và du khách đến cũng rất đông nữa. Trong trường hợp túi bị vứt bừa ra môi trường, hươu nai có thể ăn mà chẳng sao cả.

 

Nguồn: Pháp luật & Bạn đọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *