Hà Nội mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ Tân Lạc
Hà Nội đã đươc cây bưởi đỏ Tân Lạc vào cơ cấu cây trồng của thành phố với mục tiêu giảm áp lực thị trường và tăng thêm thu nhập cho người dân.
Trông thử nghiệm cây bưởi đỏ
Sau một năm trồng thử nghiệm giống bưởi Tân Lạc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá cao giống bưởi của Hòa Bình; phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Hà Nội; hiệu quả của giống bưởi Hòa Bình tương đương với cây bưởi diễn; đem lại thu nhập cho người dân từ 300-700 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, cây bưởi đỏ còn đáp ứng nhiều tiêu chí như: giảm áp lực thị trường; ít sâu bệnh, rải vụ và góp phần đa dạng nguồn trái cây cho địa bàn thành phố.
Trên cơ sở những hiệu quả đem lại, Sở Nông nghiệp và nông thôn của Thành phố đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm phát triển nông nghiệp Hà Nội phát triển cây bưởi Tân Lạc trên địa bàn Thành phố; hỗ trợ người dân 50% giống, 50% vật tư nhằm xây dựng vùng sản xuất mới; cải tạo vườn tạp thành những vườn bưởi chất lượng cao. Cây giống bưởi đỏ Tân Lạc do TP hỗ trợ là giống đầu dòng; hoàn toàn sạch bệnh và bảo đảm đúng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9302:2013.
Phát triển cây bưởi đỏ trên địa bàn Hà Nội
Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các hợp tác xã; đơn vị cung ứng giống hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc; bảo đảm tỷ lệ cây sống trên 90%. Các vấn đề cụ thể từ công tác quản lý; kỹ thuật thiết kế vườn; nhận biết và phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch; bảo quản đã được đơn vị triển khai tới các vùng bưởi tập trung. Do đó, công tác trồng mới; chăm sóc giống bưởi đỏ Tân Lạc trên địa bàn khá thuận lợi. Diện tích bưởi đỏ Tân Lạc tăng đều qua các năm, đến nay đã đạt 608ha.
Tuy nhiên hạn chế là bảo quản bưởi đỏ không được lâu như bưởi Diễn và một số giống bưởi khác. Do đó, đơn vị đã triển khai thí điểm việc bảo quản bưởi đỏ Tân Lạc và một số loại bưởi khác bằng chế phẩm sáp ong (Palmitomilixilic) và sáp Polyethylene, hay còn gọi là phương pháp bảo quản tạo màng. Kết quả sau 50 ngày bảo quản; bưởi đỏ Tân Lạc chỉ hao hụt khối lượng là 3,8% nhưng độ ngọt (brix) của quả tăng; giữ được màu sắc, chất lượng kéo dài hơn so với sản phẩm bưởi đối chứng khoảng 60 ngày, mẫu mã đẹp.
Nâng cao hiệu quả kinh tế
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây bưởi; mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5343/QĐ-UBND về “Kế hoạch phát triển sản xuất giống bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”.
TP đặt mục tiêu đến năm 2025, trồng mới 200ha bưởi bằng các giống bưởi ân Lạc; bưởi Diễn, bưởi Tam Vân, bưởi Thồ Bạch Hạ; 100% diện tích trồng bưởi theo hướng an toàn, trong đó 30 – 40% diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Bên cạnh đó, TP sẽ xây dựng từ 2 – 3 cơ sở trồng bưởi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và duy trì từ 3 nhãn hiệu tập thể trở lên, cấp từ 2 – 3 mã số toàn cầu truy xuất nguồn gốc cho các vùng trồng bưởi tập trung./.
Nguồn: kinhtedothi.vn