SSC Tuatara – siêu xe thương mại nhanh nhất thế giới
Siêu phẩm SSC Tuatara đã lập kỷ lục với tốc độ lên đến 530 km / h đối với dòng xe thương mại. Danh hiệu siêu xe nhanh nhất thế giới lại một lần nữa đổi chủ, và kẻ soán ngôi chính là đại diện của Hoa Kỳ không mấy xa lạ – siêu xe SSC Tuatara.
Ghi nhận vào ngày 10/10, tốc độ trung bình của SSC Tuatara sau hai bài kiểm tra tốc độ cao liên tiếp (2 chiều) là 508,73 km / h; chỉ số quay vòng 484,53 km / h và 532,93 km / h.
Kết quả là tốc độ của Tuatara đã vượt qua mẫu xe đang giữ kỷ lục trước đó là Koenigsegg Agera RS (tốc độ trung bình hai chiều 446,97 km / h). Để xác lập kỷ lục này, hãng siêu xe Mỹ đã chọn chính xác đường cao tốc 160 dài 7 dặm bên ngoài Las Vegas gần Palum, Nevada. Đây là nơi Agera RS làm nên lịch sử vào tháng 11 năm 2017.
SSC Tuatara đáp ứng nhiều tiêu chuẩn để trở thành xe nhanh nhất thế giới
Tại sao bài viết không đề cập đến kỷ lục của Bugatti Chiron năm 2017; hay kỷ lục tốc độ được xác nhận lên đến 490,484 km/h của hypercar Pháp vào tháng 9 năm ngoái. Lí do là Bugatti Chiron năm ngoái chỉ chạy theo một hướng; vì vậy về mặt kỹ thuật; đại diện Pháp không đáp ứng tiêu chí của kỷ lục này.
Tuy vậy, có giải thích hay không cũng chẳng quan trọng; bởi lẽ tốc độ tối đa của Chiron vẫn nhạt nhòa so với mức 532,93 km/h của Tuatara. Hay với siêu phẩm từ lò độ danh tiếng Hennessey Venom GT với vận tốc 435,111 km/h vào tháng 2/2014.
Để có được danh hiệu này; SSC Tuatara còn phải đáp ứng được một số quy chuẩn khác như: đây phải là mẫu xe thương mại; xe có thể được hợp pháp hóa trên đường phố công cộng; siêu xe cũng phải trang bị lốp đường phố; và không sử dụng nhiên liệu của xe đua.
Trên đoạn đường dài 7 dặm; chiếc xe đã phải thực hiện hàng loạt cú chạy nước rút theo 2 chiều khác nhau trong vòng một giờ. Tốc độ trên xe được kiểm tra bằng hệ thống đo GPS được chứng nhận (bao gồm cảm biến tốc độ và mức dịch chuyển). Hãng xe chủ quản cũng đảm bảo rằng sự kiện này có sự góp mặt của các quan chức trong nỗ lực đảm bảo mọi thứ đều hợp pháp và theo thứ tự.
Tuatara còn có thể nhanh hơn nữa
Trên thực tế, các thiết bị đo GPS Dewe đã được sử dụng để theo dõi Tuatara về tốc độ chạy của nó; với 15 vệ tinh được sử dụng để đảm bảo dữ liệu có được là chính xác nhất để xác nhận kỷ lục mới. Trước đó, mẫu siêu xe Ultimate Aero TT của hãng này cũng đã giành được danh hiệu này vào năm 2007; với tốc độ trung bình hai chiều là 411,76 km/h; đánh bại kỷ lục không chính thức của Bugatti Veyron được thiết lập trước đó.
Jerod Shelby – Giám đốc điều hành của SSC cho biết: “Đã mười năm kể từ khi chúng tôi nắm giữ kỷ lục này với chiếc xe đầu tiên của mình; Ultimate Aero, và Tuatara đang ở các giải đấu phía trước. Hiệu suất của nó phản ánh sự cống hiến và tập trung mà chúng tôi đã theo đuổi thành tựu này. Chúng tôi đã tiến khá gần đến việc đáp ứng các con số lý thuyết; một điều đáng kinh ngạc khi thực hiện trong bối cảnh thế giới thực trên một con đường công cộng”.
Oliver Webb – tay lái điều khiển chiếc xe kỷ lục mới này chia sẻ: “Chắc chắn có nhiều thứ chúng tôi có thể khai thác ở Tuatara. Và với những điều kiện tốt hơn; tôi biết chúng tôi có thể đã đi nhanh hơn. Khi tôi tiến gần tới 532,69 km/h; Tuatara đã tăng gần 32,19 km/h trong vòng năm giây cuối cùng. Nó vẫn đang kéo tốt. Như tôi đã nói với Jerod; chiếc xe vẫn chưa hết hơi. Tất cả những khúc quanh co đã ngăn cản chúng tôi khai phá hết giới hạn của chiếc xe”
Tuatara còn phá thêm ba kỷ lục thế giới
Ngoài việc soán ngôi siêu xe thương mại nhanh nhất thế giới; Tuatara còn phá thêm ba kỷ lục thế giới về số km bay nhanh nhất trên đường công cộng (503,92 km/h); quãng km chạy nhanh nhất (517,16 km/h) như cũng như tốc độ cao nhất đạt được trên đường công cộng (532,93 km/h).
Các kỹ sư của SCC đã góp phần không nhỏ trong kỷ lục lần này. Chiếc hypercar trang bị động cơ V8 tăng áp kép 5,9L; sản sinh công suất 1.750 mã lực khi chạy bằng nhiên liệu ethanol E85 và 1.350 mã lực với xăng 91 octane. Động cơ tạo ra mô-men xoắn cực đại 1.735 Nm; và kết hợp với hộp số sàn tự động bảy cấp (AMT).
Trọng lượng khô của xe rơi vào mức 1.247 kg; nhờ vào thân xe làm bằng sợi carbon và vỏ liền khối. Khí động học cũng đóng một vai trò quan trọng; SSC Tuatara sở hữu diện tích cản gió phía trước chỉ 18 feet vuông và hệ số cản là 0,279.
Công ty lưu ý rằng ở vận tốc từ 241-531 km/h; chiếc xe duy trì sự cân bằng khí động học hoàn hảo 37% phía trước và 63% phía sau; đảm bảo lực ép (downforce) chính xác trên cả bốn bánh. Trong tương lai, Jesko Absolut và Venom F5 có thể sẽ “báo thù” với những màn trình diễn tốc độ tuyệt vời khác. Cuộc chạy đua về vận tốc luôn là một đề tài nóng bỏng của giới siêu xe mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu nó có giá trị như thế nào.
Nguồn: 24h.com.vn